Mạng truyền số liệu chuyên dùng là gì? Nguyên tắc hoạt động của MTSLCD phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước?
Mạng truyền số liệu chuyên dùng là gì?
Mạng truyền số liệu chuyên dùng được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 08/2023/QĐ-TTg về Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng là mạng kết nối các cơ quan Đảng, Nhà nước, được tổ chức, quản lý thống nhất, bảo đảm chất lượng, an toàn, bảo mật thông tin để trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Theo đó, mạng truyền số liệu chuyên dùng là mạng kết nối các cơ quan Đảng, Nhà nước, được tổ chức, quản lý thống nhất, bảo đảm chất lượng, an toàn, bảo mật thông tin để trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước được thiết lập và duy trì hoạt động bảo đảm các nguyên tắc như thế nào?
Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước được thiết lập và duy trì hoạt động bảo đảm các nguyên tắc theo quy định tại Điều 4 Quyết định 08/2023/QĐ-TTg về Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Mạng truyền số liệu chuyên dùng
Mạng truyền số liệu chuyên dùng được thiết lập và duy trì hoạt động bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Thống nhất trong tổ chức, quản lý, kết nối và bảo đảm an toàn thông tin.
2. Bảo đảm chất lượng, an toàn, bảo mật thông tin.
3. Kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng.
4. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được giám sát, kiểm soát tập trung.
Theo đó, Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước được thiết lập và duy trì hoạt động bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Thống nhất trong tổ chức, quản lý, kết nối và bảo đảm an toàn thông tin.
- Bảo đảm chất lượng, an toàn, bảo mật thông tin.
- Kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng.
- Mạng truyền số liệu chuyên dùng được giám sát, kiểm soát tập trung.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng là gì? Nguyên tắc hoạt động của MTSLCD phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước? (Hình từ Internet)
Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước được tổ chức, quản lý thế nào?
Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước được tổ chức, quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 08/2023/QĐ-TTg về Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
Tổ chức, quản lý, vận hành
1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng có phạm vi kết nối từ trung ương đến cấp xã cung cấp dịch vụ cho các cơ quan quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Quyết định này.
2. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được tổ chức, quản lý như sau:
a) Mạng trục do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý gồm: ba trung tâm miền, ba mạng đô thị và cổng kết nối tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; ba trung tâm dự phòng; trung tâm tỉnh và cổng kết nối tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Mạng truy nhập: mạng truy nhập cấp I do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, vận hành qua các nền tảng, hệ thống quản lý tập trung tại trung tâm điều hành mạng để cung cấp dịch vụ cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này; mạng truy nhập cấp II do đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý, vận hành hoặc thuê doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định này;
c) Trung tâm điều hành mạng tại Hà Nội và ba trung tâm vận hành, khai thác mạng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, vận hành.
Theo đó, Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước được tổ chức, quản lý như sau:
- Mạng trục do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý gồm: ba trung tâm miền, ba mạng đô thị và cổng kết nối tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; ba trung tâm dự phòng; trung tâm tỉnh và cổng kết nối tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Mạng truy nhập: mạng truy nhập cấp I do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, vận hành qua các nền tảng, hệ thống quản lý tập trung tại trung tâm điều hành mạng để cung cấp dịch vụ cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 08/2023/QĐ-TTg; mạng truy nhập cấp II do đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý, vận hành hoặc thuê doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 08/2023/QĐ-TTg;
- Trung tâm điều hành mạng tại Hà Nội và ba trung tâm vận hành, khai thác mạng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, vận hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?