Mạng viễn thông dùng riêng là gì? Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn là bao nhiêu năm?
Mạng viễn thông dùng riêng là gì?
Mạng viễn thông dùng riêng được giải thích tại khoản 12 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 thì mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ chức hoạt động tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho các thành viên của mạng không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
Mạng viễn thông dùng riêng là gì? Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Tổ chức đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng phải gửi bao nhiêu bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông?
Tổ chức đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng phải gửi bao nhiêu bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 25/2011/NĐ-CP như sau:
Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
1. Cấp phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
Tổ chức đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng phải gửi 3 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đề nghị cấp phép;
c) Bản sao có chứng thực điều lệ, văn bản quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên (nếu có);
d) Đề án thiết lập mạng, trong đó nêu rõ: Mục đích thiết lập mạng; cấu hình mạng; chủng loại thiết bị; dịch vụ sử dụng; thành viên của mạng (nếu có); phạm vi hoạt động, công nghệ sử dụng; tần số, mã, số viễn thông đề nghị sử dụng (nếu có); trang thiết bị và biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
2. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định, xét cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức đề nghị cấp phép biết. trường hợp có những vấn đề phát sinh đòi hỏi phải thẩm tra thêm thì thời hạn xét cấp phép có thể kéo dài nhưng không được quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với hồ sơ thiết lập mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.
…
Theo đó, tổ chức đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng phải gửi 03 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Tổ chức đề nghị giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đề nghị cấp phép;
- Bản sao có chứng thực điều lệ, văn bản quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên (nếu có);
- Đề án thiết lập mạng, trong đó nêu rõ: Mục đích thiết lập mạng; cấu hình mạng; chủng loại thiết bị; dịch vụ sử dụng; thành viên của mạng (nếu có); phạm vi hoạt động, công nghệ sử dụng; tần số, mã, số viễn thông đề nghị sử dụng (nếu có); trang thiết bị và biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn là bao nhiêu năm?
Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn là bao nhiêu năm, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 Luật Viễn thông 2009 như sau:
Giấy phép viễn thông
1. Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
3. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
b) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
4. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép viễn thông.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?