Mang xe đồ chơi ra đường gây ảnh hưởng đến giao thông bị xử phạt như thế nào? Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt không?
- Mang xe đồ chơi ra đường gây ảnh hưởng đến giao thông bị xử phạt như thế nào?
- Mang xe đồ chơi ra đường gây ảnh hưởng đến giao thông ngoài bị xử phạt tiền có phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay không?
- Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt hành vi mang xe đồ chơi ra đường gây ảnh hưởng đến giao thông hay không?
Mang xe đồ chơi ra đường gây ảnh hưởng đến giao thông bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 18 và khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự."
Như vậy, theo quy định trên thì xe mô tô đồ chơi này không được xem là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Tuy nhiên, căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
c) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
d) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.
..."
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi sử dụng xe đồ chơi điều khiển có thể xem là tương tự như việc sử dụng các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy thì có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Giao thông
Mang xe đồ chơi ra đường gây ảnh hưởng đến giao thông ngoài bị xử phạt tiền có phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra."
Như vậy, theo quy định trên thì không phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho hành vi mang xe đồ chơi ra đường gây ảnh hưởng đến giao thông.
Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt hành vi mang xe đồ chơi ra đường gây ảnh hưởng đến giao thông hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là gì? Quy định về xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan?
- Việc thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được quy định như thế nào? Tổ chức Văn phòng công chứng?
- Lời chúc ngày 4 12 Quốc tế Ôm tự do dành cho người yêu, crush cảm động? Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày 4 12 được tính thế nào?
- Chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành lệnh giới nghiêm? Trong trường hợp nào thì lệnh giới nghiêm được ban bố?
- Lệnh thiết quân luật là gì? Ai quyết định bãi bỏ lệnh thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật phải xác định các nội dung gì?