Mật độ tập luyện môn Lặn tại Việt Nam như thế nào? Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Lặn được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một buổi tập?
- Mật độ tập luyện môn Lặn được quy định như thế nào? Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Lặn được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một buổi tập?
- Khi tổ chức tập luyện môn Lặn tại Việt Nam, cơ sở vật chất và trang thiết bị như thế nào để đảm bảo yêu cầu hoạt động tập luyện?
- Khi tổ chức thi đấu môn Lặn tại Việt Nam, cơ sở vật chất và trang thiết bị được chuẩn bị như thế nào?
Mật độ tập luyện môn Lặn được quy định như thế nào? Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Lặn được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một buổi tập?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL quy định về mật độ hướng dẫn tập luyện môn Lặn như sau:
Mật độ tập luyện, hướng dẫn tập luyện và cứu hộ
1. Mật độ tập luyện: Phải đảm bảo ít nhất 01 người/01m2 ở khu vực nước nông (độ sâu dưới 01m) hoặc 01 người/02m2 ở khu vực nước sâu (độ sâu từ 01m trở lên).
2. Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 30 người hoặc không quá 20 người đối với trẻ em dưới 10 tuổi trong một buổi tập.
3. Phải bảo đảm có nhân viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện và thi đấu. Số lượng nhân viên cứu hộ phải bảo đảm ít nhất 200m2 mặt nước bể bơi/01 nhân viên, trường hợp có đông người tham gia tập luyện phải bảo đảm ít nhất 50 người bơi/01 nhân viên trong cùng một thời điểm.
Như vậy, khi tập luyện môn Lặn phải đảm bảo ít nhất 01 người/01m2 ở khu vực nước nông (độ sâu dưới 01m) hoặc 01 người/02m2 ở khu vực nước sâu (độ sâu từ 01m trở lên).
Mỗi người hướng dẫn tập luyện Lặn được hướng dẫn không quá 30 người hoặc không quá 20 người đối với trẻ em dưới 10 tuổi trong một buổi tập.
Lưu ý, phải bảo đảm có nhân viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện và thi đấu. Số lượng nhân viên cứu hộ phải bảo đảm ít nhất 200m2 mặt nước bể bơi/01 nhân viên, trường hợp có đông người tham gia tập luyện phải bảo đảm ít nhất 50 người bơi/01 nhân viên trong cùng một thời điểm.
Khi tổ chức tập luyện môn Lặn tại Việt Nam, cơ sở vật chất và trang thiết bị như thế nào để đảm bảo yêu cầu hoạt động tập luyện?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện môn Lặn.
Theo đó, khi tổ chức tập luyện môn Lặn tại Việt Nam, cơ sở vật chất và trang thiết bị để đảm bảo yêu cầu hoạt động tập luyện như sau:
- Bể bơi:
+ Kích thước: Bể bơi được xây dựng hoặc lắp đặt có kích thước không nhỏ hơn 6m x 12m hoặc có diện tích tương đương;
+ Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài từ 25m trở lên hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài nhỏ hơn 25m;
+ Thành bể, đáy bể có bề mặt nhẵn, mịn, dễ làm sạch.
- Bục xuất phát chỉ được lắp đặt đối với bể bơi có độ sâu không nhỏ hơn 1,35m.
- Có phòng thay đồ, khu tắm tráng và khu vệ sinh; sàn các khu vực này và xung quanh bể bơi phải phẳng, không đọng nước, không trơn trượt.
- Khu vực rửa chân được đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể.
- Có hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt.
- Hệ thống ánh sáng bảo đảm độ sáng không nhỏ hơn 300 Lux ở mọi địa điểm trên mặt nước bể bơi.
- Có dây phao được căng để phân chia các khu vực của bể bơi.
- Dụng cụ cứu hộ:
+ Sào cứu hộ được đặt trên thành bể ở các vị trí thuận lợi dễ quan sát và sử dụng, có độ dài 2,5m, sơn màu đỏ - trắng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 sào;
+ Phao cứu sinh được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi khi sử dụng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 phao;
+ Ghế cứu hộ được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi dễ quan sát cho nhân viên cứu hộ, có chiều cao ít nhất 1,5m so với mặt bể.
- Bảng nội quy, biển báo:
+ Bảng nội quy, biển báo được đặt ở các hướng, vị trí khác nhau, dễ đọc, dễ quan sát;
+ Bảng nội quy bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn, quy định đối tượng không được tham gia tập luyện và các quy định khác;
+ Biển báo: Khu vực dành cho người không biết bơi (có độ sâu từ 01m trở xuống), khu vực dành cho những người biết bơi, khu vực cấm nhảy cắm đầu (có độ sâu ít hơn 1,4m).
Khi tổ chức thi đấu môn Lặn tại Việt Nam, cơ sở vật chất và trang thiết bị được chuẩn bị như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu môn Lặn như sau:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu
1. Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 Thông tư này.
2. Có đường bơi rộng ít nhất 02m, được phân cách bằng dây phao nổi giảm sóng.
Như vậy, cơ sở vật chất và trang thiết bị khi tổ chức thi đấu môn Lặn tại Việt Nam được chuẩn bị và thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL nêu trên về:
- Bể bơi theo quy định chi tiết ở trên.
- Bục xuất phát chỉ được lắp đặt đối với bể bơi có độ sâu không nhỏ hơn 1,35m.
- Có phòng thay đồ, khu tắm tráng và khu vệ sinh; sàn các khu vực này và xung quanh bể bơi phải phẳng, không đọng nước, không trơn trượt.
- Khu vực rửa chân được đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể.
- Có hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt.
- Hệ thống ánh sáng bảo đảm độ sáng không nhỏ hơn 300 Lux ở mọi địa điểm trên mặt nước bể bơi.
- Có dây phao được căng để phân chia các khu vực của bể bơi.
Đồng thời, có đường bơi rộng ít nhất 02m, được phân cách bằng dây phao nổi giảm sóng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?