Mẫu bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ mới nhất?
- Thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong trường hợp nào?
- Mẫu bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ mới nhất?
- Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gồm những gì?
- Trình tự giải quyết chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được quy định thế nào?
Thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong những trường hợp sau:
(1) Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần.
(2) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần.
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại (1) được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với một hạ sĩ quan, binh sĩ; chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại (2) được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ.
(3) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.
Trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ (Hình từ Internet)
Mẫu bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ mới nhất?
Theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BQP thì mẫu bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ mới nhất có dạng như sau:
Tải mẫu bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ mới nhất
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BQP, hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gồm bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ cư trú.
Trường hợp nếu thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ có các loại giấy tờ như:
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mức độ thiệt hại vật chất khi bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc thân nhân ốm đau dài ngày từ một tháng trở lên;
- Giấy ra viện của cơ sở y tế nơi thân nhân Điều trị;
- Giấy báo tử của thân nhân hy sinh;
- Giấy chứng tử của thân nhân từ trần hoặc mất tích hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi cho hạ sĩ quan, binh sĩ thì bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất kèm theo các loại giấy đó, không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã như quy định nêu trên.
Trình tự giải quyết chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BQP, trình tự giải quyết chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được thực hiện như sau:
(1) Hạ sĩ quan, binh sĩ:
- Làm bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất;
- Nộp bản khai và các loại giấy tờ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này cho cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương.
Trường hợp bản khai chưa có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chưa có các loại giấy tờ kèm theo thì nộp bản khai cho cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương để các cấp xét duyệt, giải quyết trợ cấp, sau đó hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn không quá 30 ngày (kể từ ngày được giải quyết trợ cấp) nộp cho cơ quan tài chính thanh quyết toán theo quy định; hết thời hạn trên nếu hạ sĩ quan, binh sĩ không hoàn thiện đủ hồ sơ thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận.
(2) Đơn vị quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ:
- Cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương: Tiếp nhận bản khai và các loại giấy tờ do hạ sĩ quan, binh sĩ nộp; tổng hợp, kiểm tra và đề nghị cấp trên trực tiếp trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc; nhận và chi trả chế độ trợ cấp khó khăn cho hạ sĩ quan, binh sĩ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Cấp trung đoàn hoặc tương đương: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị cấp dưới, hoàn thành việc xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất cho hạ sĩ quan, binh sĩ.
(3) Cơ quan Chính trị (Chính sách) các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến, quán triệt, hướng dẫn cho hạ sĩ quan, binh sĩ về chế độ, trình tự thực hiện; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện; hằng năm lập dự toán kinh phí bảo đảm chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất vào dự toán kinh phí của cơ quan, đơn vị, gửi Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính và Cục Chính sách); xác nhận, quản lý, thanh quyết toán theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?