Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu nào? Hệ thống chống hà trên tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào?

Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu nào? Hệ thống chống hà trên tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào? Kiểm tra lần đầu trong đóng mới, các vấn đề liên quan đến hệ thống chống hà trên tàu biển phải được thực hiện như thế nào?

Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu nào?

Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu tại Phụ lục A theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 74:2024/BGTVT về Hệ thống chống hà tàu biển được ban hành kèm theo Thông tư 22/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:

bản khai sd hệ thống chống hà

Tải về Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà trên tàu biển mới nhất tại đây. Tải

Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu nào? Hệ thống chống hà trên tàu phải chịu các hình thức kiểm tra nào?

Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu nào? Hệ thống chống hà trên tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào? (Hình từ Internet)

Hệ thống chống hà trên tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1.2 Phần III theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 74:2024/BGTVT về Hệ thống chống hà tàu biển được ban hành kèm theo Thông tư 22/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:

1.1 Quy định chung
Hệ thống chống hà của tàu phải được kiểm tra và chứng nhận như quy định tương ứng ở các mục 1.2 và 1.3 dưới đây.
1.2 Kiểm tra hệ thống chống hà
1.2.1 Quy định chung
1 Các loại kiểm tra
(1) Hệ thống chống hà trên tàu phải chịu các hình thức kiểm tra như dưới đây:
(a) Kiểm tra lần đầu hệ thống chống hà (sau đây gọi tắt là "Kiểm tra lần đầu")
(i) Kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới
Kiểm tra lần đầu được tiến hành trong quá trình kiểm tra phân cấp tàu trong đóng mới, dựa trên đề nghị kiểm tra được đưa ra trước khi áp dụng bất kỳ hệ thống chống hà nào lên tàu.
(ii) Kiểm tra lần đầu đối với tàu không có kiểm tra của Đăng kiểm trong đóng mới
(b) Kiểm tra trong quá trình tàu hoạt động
(i) Kiểm tra chu kỳ;
(ii) Kiểm tra bất thường.
(2) Mặc dù quy định ở (1) trên, giàn cố định hoặc di động, kho chứa nổi (FSU) và kho chứa nổi dùng để sản xuất, chứa và xuất dầu (FPSO) không phải áp dụng kiểm tra chu kỳ.
2 Thời điểm kiểm tra được quy định từ (1) đến (4) dưới đây. Việc kiểm tra quy định ở (1), (3) và (4) thường được thực hiện trong ụ khô hoặc trên triền. Đối với các tàu hoạt động tuyến quốc tế có tổng dung tích (GT) ≥ 400, trừ giàn di động, kho chứa nổi (FSU) và kho chứa nổi dùng để sản xuất, chứa và xuất dầu (FPSO), có hệ thống chống hà hiện có đã tuân thủ quy định 2.2.3-2 của Mục II hoặc có hệ thống chống hà không sử dụng chất Cybutryne trước ngày 01 tháng 01 năm 2023, Đăng kiểm phải kiểm tra xác nhận không muộn hơn ngày 31 tháng 12 năm 2024 dựa trên các hồ sơ được trình để tham khảo nêu ở 1.2.3-2(1) của Mục này.
(1) Kiểm tra lần đầu phải được tiến hành tại thời điểm đề nghị kiểm tra;
(2) Kiểm tra chu kỳ phải được tiến hành tại thời điểm kiểm tra trên đà đối với phân cấp tàu (tại các thời điểm nêu ở 1.1.3-1(3) và (4) Phần 1B Mục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép);
(3) Kiểm tra bất thường phải được tiến hành khi xảy ra các trường hợp dưới đây mà không rơi vào thời điểm kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra chu kỳ. Để thực hiện kiểm tra bất thường, thay cho cách kiểm tra thông thường mà cần có mặt của đăng kiểm viên thì Đăng kiểm có thể chấp nhận các phương pháp kiểm tra khác với điều kiện việc kiểm tra đó có thể mang lại các thông tin tương đương. Kiểm tra chu kỳ có thể thay thế cho kiểm tra bất thường trong các trường hợp mà nguyên nhân của việc tiến hành kiểm tra bất thường đã được làm rõ tại lần kiểm tra chu kỳ.
...

Theo đó, hệ thống chống hà trên tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra như dưới đây:

(1) Kiểm tra lần đầu hệ thống chống hà (sau đây gọi tắt là "Kiểm tra lần đầu")

- Kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới

Kiểm tra lần đầu được tiến hành trong quá trình kiểm tra phân cấp tàu trong đóng mới, dựa trên đề nghị kiểm tra được đưa ra trước khi áp dụng bất kỳ hệ thống chống hà nào lên tàu.

- Kiểm tra lần đầu đối với tàu không có kiểm tra của Đăng kiểm trong đóng mới

(2) Kiểm tra trong quá trình tàu hoạt động

- Kiểm tra chu kỳ;

- Kiểm tra bất thường.

Kiểm tra lần đầu trong đóng mới, các vấn đề liên quan đến hệ thống chống hà trên tàu biển phải được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1.2.2 Mục 1.2 Phần III theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 74:2024/BGTVT về Hệ thống chống hà tàu biển được ban hành kèm theo Thông tư 22/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:

1.2.2 Kiểm tra lần đầu trong đóng mới
1 Quy định chung
Đối với việc kiểm tra lần đầu trong đóng mới, các vấn đề liên quan đến hệ thống chống hà trên tàu phải được kiểm tra chi tiết để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu liên quan trong Quy chuẩn này.
2 Các bản vẽ và hồ sơ trình để tham khảo
(1) Khi kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới, các bản vẽ và hồ sơ sau phải được trình cho Đăng kiểm. Bản sao phải được lưu ở trên tàu.
(a) Đơn đặt hàng hệ thống chống hà;
(b) Giấy biên nhận hệ thống chống hà của nhà sản xuất;
(c) Bản vẽ và/hoặc hồ sơ mà trong đó có các thông số kỹ thuật của hệ thống chống hà dùng trên tàu, bao gồm bản vẽ, hồ sơ mà chỉ ra các khu vực áp dụng hệ thống chống hà và các quy trình, bảng thông số an toàn hóa chất (MSDS) cho hệ thống chống hà sử dụng trên tàu;
(d) Bản khai chứng nhận rằng hệ thống chống hà sử dụng trên tàu tuân thủ các quy định ở 2.2 của Mục II do nhà sản xuất cấp, trong đó bao gồm cả Số đăng ký hóa chất quốc tế (CAS No.).
(2) Đối với tàu có tổng dung tích < 400 và hoạt động tuyến quốc tế; giàn di động, kho chứa nổi (FSU) và kho chứa nổi dùng để sản xuất, chứa và xuất dầu (FPSO) bất kể tổng dung tích và hoạt động tuyến quốc tế, bản khai theo mẫu nêu ở Phụ chương 2 của Phụ lục 4 của Công ước được chủ tàu hoặc đại diện chủ tàu ký phải được lưu ở trên tàu và bản sao phải được trình Đăng kiểm.
(3) Đối với tàu không hoạt động tuyến quốc tế, bản khai theo mẫu nêu ở Phụ lục A của Quy chuẩn này được chủ tàu hoặc đại diện chủ tàu ký phải được lưu ở trên tàu và bản sao phải được trình Đăng kiểm.
...

Theo đó, đối với việc kiểm tra lần đầu trong đóng mới, các vấn đề liên quan đến hệ thống chống hà trên tàu biển phải được kiểm tra chi tiết để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu liên quan trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 74:2024/BGTVT về Hệ thống chống hà tàu biển được ban hành kèm theo Thông tư 22/2024/TT-BGTVT.

Hệ thống chống hà
Hệ thống chống hà tàu biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu nào? Hệ thống chống hà trên tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào?
Pháp luật
Hệ thống chống hà tàu biển là gì? Các hệ thống chống hà tàu biển đã đăng ký phải thông qua các hình thức kiểm tra nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống chống hà
42 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống chống hà Hệ thống chống hà tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống chống hà Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống chống hà tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào