Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
Bí thư đảng ủy là ai?
Bí thư đảng ủy là người đứng đầu ban chấp hành đảng bộ, cùng đảng ủy, ban thường vụ và thường trực đảng ủy chịu trách nhiệm trước đảng bộ và cấp ủy cấp trên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công.
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 147-QĐ/TW năm 2024, bí thư đảng ủy có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ trì, điều hành, kết luận cuộc họp đảng ủy, ban thường vụ, thường trực đảng ủy; chủ động đề xuất, trao đổi trong thường trực đảng ủy những vấn đề lớn, quan trọng; chủ trương, giải pháp nhằm cải tiến, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy để đưa ra ban thường vụ đảng ủy thảo luận, quyết định. Duy trì nề nếp sinh hoạt của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực đảng ủy theo đúng quy chế làm việc, đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Giữ vững đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cấp ủy và trong đảng bộ.
- Chỉ đạo, tổ chức quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và các cơ quan quản lý cấp trên; chỉ đạo và định hướng chuẩn bị những đề án quan trọng để trình hội nghị đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy thảo luận, quyết định.
- Tập trung chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ, các khâu và lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về công tác bảo vệ Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp theo quy định; chịu trách nhiệm về công tác chính trị, tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
- Chỉ đạo sơ kết, tổng kết theo định kỳ việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và cấp trên; chỉ đạo tổng kết các mặt công tác quan trọng của đảng bộ. Khi cần thiết trực tiếp báo cáo với cấp trên về tình hình hoạt động của đảng bộ, doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cá nhân về những nội dung báo cáo đó.
- Chỉ đạo đồng chí phó bí thư thường trực đảng ủy giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ; chỉ đạo đồng chí phó bí thư và các đồng chí ủy viên ban thường vụ tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của đảng ủy có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; khi cần thiết, được yêu cầu các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc, các cán bộ, đảng viên báo cáo về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
(Khoản 1 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 147-QĐ/TW năm 2024)
Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì? (Hình từ Internet)
Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào?
Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.
Tải về Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy
Nội dung bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo điều gì?
Nội dung bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo theo quy định tại tiết 2.2 khoản 2 Điều 6 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, cụ thể như sau:
Nội dung bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy phải tập trung làm rõ những kết quả đạt được, khuyết điểm, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, giải pháp và thời gian khắc phục. Cụ thể:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có).
- Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.
- Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?