Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm dành cho cá nhân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm?
Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm dành cho cá nhân mới nhất?
Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm là một văn bản tự đánh giá để trình bày về một sự việc, hành vi vi hoặc những sai phạm, thiếu sót, khuyết điểm mà bản thân, từ đó rút ra bài học ra bài học kinh nghiệm.
Mục đích viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm nhằm giúp người viết nhận thức rõ sai phạm của mình, rút kinh nghiệm từ những sai lầm đó, cam kết thay đổi và cải thiện.
Một số đối tượng thường phải viết bản kiểm điểm ví dụ như:
- Đảng viên;
- Cán bộ;
- Công chức;
- Viên chức.
...
Hiện nay pháp luật không có quy định về mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, có thể tham khảo mẫu dưới đây:
Tham khảo Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm mới nhất TẢI VỀ
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm? Cách thức kiểm điểm đảng viên được quy định như thế nào?
Phần mở đầu:
- Ghi rõ thông tin cá nhân (họ tên, chức vụ, đơn vị)
- Nêu lý do viết bản kiểm điểm
Phần nội dung chính:
- Trình bày sự việc một cách trung thực, khách quan
- Nhận rõ lỗi sai và mức độ vi phạm
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sai phạm:
- Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan
- Hậu quả của việc làm sai
Phần kết luận:
- Thể hiện thái độ nhận lỗi chân thành
- Đề ra biện pháp khắc phục cụ thể
- Cam kết không tái phạm
- Đề xuất hình thức xử lý (nếu có)
Kết thúc:
- Ghi rõ thời gian, địa điểm
- Ký tên
Một số lưu ý khi viết bản kiểm điểm:
- Dùng ngôn ngữ trang trọng, chân thành
- Viết rõ ràng, mạch lạc
- Tập trung vào việc rút kinh nghiệm và hướng khắc phục
- Tránh đổ lỗi cho người khác
Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm? (hình từ internet)
Cách thức kiểm điểm được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định cách thức kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị như sau:
- Chuẩn bị kiểm điểm
+ Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
+ Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
+ Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
- Nơi kiểm điểm
+ Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
+ Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
- Trình tự kiểm điểm
+ Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
+ Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.
Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm như sau:
Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm
1. Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu
1.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm điểm hằng năm tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
1.2. Yêu cầu bổ sung các nội dung kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý khi cần thiết.
1.3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm sau kiểm điểm.
2. Đối với cá nhân
2.1. Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm, sự gương mẫu trong kiểm điểm.
2.2. Kiểm điểm trung thực, thẳng thắn, khách quan, thực chất các nội dung theo quy định.
3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả kiểm điểm của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ; kịp thời gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cấp dưới kiểm điểm lại khi chưa bảo đảm nội dung yêu cầu theo quy định.
Như vậy, trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân được quy định như sau:
- Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu
+ Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm điểm hằng năm tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
+ Yêu cầu bổ sung các nội dung kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý khi cần thiết.
+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm sau kiểm điểm.
- Đối với cá nhân
+ Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm, sự gương mẫu trong kiểm điểm.
+ Kiểm điểm trung thực, thẳng thắn, khách quan, thực chất các nội dung theo quy định.
- Cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả kiểm điểm của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ; kịp thời gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cấp dưới kiểm điểm lại khi chưa bảo đảm nội dung yêu cầu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?