Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất?
>>> Xem thêm: Cách ghi bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác đối với CBCCVC? Tải về bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác?
Tham khảo mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất
TẢI VỀ Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy (Mẫu 1)
TẢI VỀ Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy (Mẫu 2)
Khi đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ có cần lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy đảng không?
Theo Điều 17 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được thực hiện theo các bước sau đây:
...
2. Nhận xét, đánh giá cán bộ
a) Tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi cán bộ công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ. Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
b) Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cán bộ được đánh giá.
3. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.
...
Như vậy, khi đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ phải lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác
Mãu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết? (hình từ internet)
Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
Tham khảo hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy dưới đây:
Phần 1: Phần mở đầu: - Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của cán bộ được đánh giá - Thời gian đánh giá (năm/kỳ đánh giá) - Nhiệm vụ chính được giao trong kỳ đánh giá Phần 2: Nội dung (1) Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Nhận thức, tư tưởng chính trị, việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng - Phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm - Tính gương mẫu trong công tác và sinh hoạt - Mối quan hệ với đồng nghiệp và quần chúng nhân dân (2) Đánh giá về năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ - Khả năng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ - Kết quả hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ - Khả năng đổi mới, sáng tạo trong công việc - Tinh thần hợp tác và làm việc tập thể (3) Ưu điểm - Nêu rõ những thành tích, kết quả tích cực đạt được - Các đóng góp quan trọng cho tổ chức - Những điểm mạnh cần phát huy (4) Hạn chế, khuyết điểm - Chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục - Nguyên nhân của những hạn chế - Đề xuất biện pháp khắc phục - Cam kết Phần 3: Kết luận và kiến nghị - Đánh giá tổng thể về mức độ hoàn thành nhiệm vụ - Xếp loại đánh giá theo quy định - Kiến nghị về công tác bố trí, sử dụng cán bộ - Đề xuất các giải pháp phát triển Lưu ý khi viết: - Đảm bảo tính khách quan, công bằng, toàn diện - Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá cụ thể của tổ chức - Có dẫn chứng rõ ràng cho các nhận xét - Bám sát thực tế công tác của cán bộ |
Lưu ý: Thời gian đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ theo Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối với cán bộ chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cấp nào có thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ?
Theo Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện;
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện
3. Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.
Như vậy, cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?