Mẫu bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Tải về mẫu bản tự bảo vệ?
Mẫu bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Tải về mẫu bản tự bảo vệ?
Bản tự bảo vệ chính là văn bản mà bị đơn, nguyên đơn đưa ra các luận cứ, các quy định của pháp luật, các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc các luận cứ, tài liệu… để phản đối yêu cầu của phía bên kia hoặc phản đối thẩm quyền trọng tài trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tại thương mại.
Hiện nay, Luật Trọng tài thương mại 2010 và các văn bản hướng dẫn về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại không có quy định cụ thể mẫu bản tự bảo vệ.
Có thể tham khảo mẫu bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại dưới đây:
Tải về Mẫu bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Mẫu bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Tải về mẫu bản tự bảo vệ? (Hình từ Internet)
Bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ
1. Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
b) Tên và địa chỉ của bị đơn;
c) Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
d) Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
2. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
3. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.
4. Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.
5. Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.
Như vậy, đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài thương mại thì bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác.
Các hình thức xác lập thỏa thuận trọng tài thương mại theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
- Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản gồm:
+ Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
+ Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
+ Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
+ Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Đồng thời, tại Điều 7 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP cũng có hướng dẫn cụ thể về thỏa thuận trọng tài như sau:
- Trường hợp có nhiều thỏa thuận trọng tài được xác lập đối với cùng một nội dung tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài được xác lập hợp pháp sau cùng theo thời gian có giá trị áp dụng.
- Trường hợp thỏa thuận trọng tài có nội dung không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự để giải thích.
- Khi có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hợp đồng mà trong giao dịch, hợp đồng đó các bên có xác lập thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì thỏa thuận trọng tài trong giao dịch, hợp đồng vẫn có hiệu lực đối với bên được chuyển giao và bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Việc gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp để giải quyết trong cùng một vụ kiện được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Các bên thỏa thuận đồng ý gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện;
+ Quy tắc tố tụng trọng tài cho phép gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng cụ thể đối với thành tích công tác đột xuất đối với CC, NLĐ tại các tổ chức thuộc Sở Nội vụ TP HCM?
- 7 trường hợp kết quả đấu giá biển số xe bị hủy từ 01/01/2025 thế nào? Hướng dẫn hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe ra sao?
- Thị trường điện giao ngay là gì? Thị trường điện giao ngay tạm ngừng vận hành trong trường hợp nào?
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua hình thức gì? Thẩm quyền tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở?
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có được can thiệp thị trường điện khi không thể đưa ra lịch huy động chu kỳ giao dịch tới?