Mẫu bảng nhận xét nhân viên cuối năm là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền bảng nhận xét nhân viên cuối năm?
Mẫu bảng nhận xét nhân viên cuối năm là mẫu nào?
Hiện nay, theo Bộ luật Lao động 2019 và những văn bản có liên quan khác không có quy định về Mẫu bảng nhận xét nhân viên cuối năm.
Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm được dùng nhằm mục đích để có thể đánh giá thực hiện công việc, nhận xét nhân viên vào dịp cuối năm làm cơ sở xét duyệt nhân viên xuất sắc, tổng kết và ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhân viên, đưa ra mức thưởng cho nhân viên cũng như các chính sách động viên, khen thưởng hỗ trợ một cách hợp lý.
Ngoài ra, bảng đánh giá nhân viên cuối năm chính nhằm mục đích để đánh giá mức độ thực hiện công việc, nhận xét nhân viên vào thời điểm cuối năm để làm cơ sở xét duyệt nhân viên có thành tích xuất sắc, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tổng kết và ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhân viên đưa ra mức thưởng, những chính sách động viên khen thưởng hợp lý.
Do đó, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu bảng nhật xét nhân viên cuối năm dưới đây.
Tải về Mẫu bảng nhật xét nhân viên cuối năm 01.
Tải về Mẫu bảng nhận xét nhân viên cuối năm 02.
Mẫu bảng nhận xét nhân viên cuối năm là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền bảng đánh giá nhân viên cuối năm? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách điền bảng nhận xét nhân viên cuối năm?
Hiện nay, việc viết mẫu nhận xét nhân viên cuối năm đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu suất làm việc của từng cá nhân và tổng thể của doanh nghiệp.
Phần nhận xét cuối năm không chỉ giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn về những thành tích, tiến bộ, hay hạn chế của nhân viên trong suốt năm vừa qua mà còn là cơ hội để đưa ra những góp ý mang tính xây dựng, tạo động lực phát triển cho nhân viên trong tương lai.
Dưới đây là hướng dẫn cách điền bảng:
- Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là bảng đánh giá nhân viên.
- Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin công ty.
+ Thông tin người đánh giá.
+ Thông báo kết quả làm việc của nhân viên.
+ Trình bày nội dung đánh giá.
+ Nhận xét của người đánh giá.
- Phần cuối biên bản:
+ Thông tin về thời gian lập bảng đánh giá nhân viên.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người lập bảng đánh giá nhân viên.
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của người lao động như sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
...
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?