Mẫu bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết là mẫu nào?
- Mẫu bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết là mẫu nào?
- Hướng dẫn cách điền bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết?
- Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung nào?
Mẫu bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết là mẫu nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 08/2024/TT-BTP quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục gồm các biểu mẫu sau đây:
a) Biểu mẫu số 1: Bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ.
b) Biểu mẫu số 2: Bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết.
c) Biểu mẫu số 3: Bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính khả thi của văn bản quy định chi tiết.
d) Biểu mẫu số 4: Bảng tổng hợp các nhiệm vụ thực hiện không kịp thời, không đầy đủ.
đ) Biểu mẫu số 5: Bảng tổng hợp các văn bản được ban hành để hướng dẫn áp dụng pháp luật không bảo đảm tính chính xác, thống nhất.
e) Biểu mẫu số 6: Bảng tổng hợp các văn bản áp dụng pháp luật không bảo đảm tính chính xác, thống nhất.
3. Thông tư này bãi bỏ Chương I và Chương IV Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
...
Theo đó, Mẫu bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết là biểu mẫu số 02 được ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTP quy định như sau:
Tải về Mẫu bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết tại đây.
Mẫu bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách điền bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết?
Căn cứ theo biểu mẫu số 02 được ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTP ban hành hướng dẫn cách điền bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết như sau:
Theo đó:
(1) Chữ viết tắt tên của cơ quan lập Báo cáo.
(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.
- Cột (2): Ghi tên loại văn bản, số, ký hiệu và tên gọi của văn bản quy định chi tiết.
- Cột (3), (4) và (5): Liệt kê cụ thể điều, khoản, điểm của văn bản quy định chi tiết không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ theo các nội dung tương ứng.
- Cột (6): Ghi cụ thể tên loại văn bản, số, ký hiệu và tên gọi của văn bản, điều, khoản, điểm là căn cứ để xác định nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết.
- Cột (7), (8): Ghi cụ thể một trong những hình thức xử lý (hủy bỏ; bãi bỏ; thay thế; sửa đổi, bổ sung; đình chỉ thi hành hoặc tạm đình chỉ thi hành).
- Cột (9): Ghi cụ thể “Chưa xử lý theo thẩm quyền” hoặc “Chưa kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”.
- Cột (10): Ghi nội dung giải thích thêm hoặc lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó.
Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2024/TT-BTP quy định như sau:
Nội dung xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là văn bản quy định chi tiết) được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung cơ bản sau:
a) Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy định chi tiết so với văn bản được quy định chi tiết;
b) Nội dung quy định chi tiết so với quy định của văn bản được quy chi tiết.
2. Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung cơ bản sau:
a) Không có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
b) Không có quy định mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật khác;
c) Không có mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định trong văn bản quy định chi tiết.
3. Tính khả thi của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung cơ bản sau:
a) Không có quy định không phù hợp với thực tế dẫn đến không thực hiện được;
b) Không có quy định không rõ ràng, cụ thể dẫn đến không thực hiện được.
Theo đó, tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung cơ bản sau:
- Không có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Không có quy định mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật khác;
- Không có mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định trong văn bản quy định chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?