Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?

Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chức chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? Hướng dẫn điền bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn?

Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?

Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là Biểu mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018, có dạng như sau:

Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chức chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

TẢI VỀ: Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chức chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?

Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn điền bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn?

Theo Biểu mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 có hướng dẫn điền bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn như sau:

Xếp loại kết quả đánh giá:

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Gợi ý phiếu khảo sát ý kiến đồng nghiệp: đối với mỗi giáo viên được đánh giá cần lấy ý kiến tối thiểu của 03 giáo viên trong tổ/khối chuyên môn.

Gợi ý phương pháp tổng hợp ý kiến đồng nghiệp đánh giá cho từng giáo viên: khi tổng hợp kiến đồng nghiệp đánh giá cho từng giáo viên lấy mức đánh giá tiêu chí của 2/3 số phiếu đồng nghiệp, ví dụ có 3 đồng nghiệp đánh giá tiêu chí 01: 01 đồng nghiệp đánh giá mức khá, 2 đồng nghiệp đánh giá mức đạt thì kết quả tổng hợp của của tiêu chí đó ở mức đạt, đồng thời căn cứ thêm trên minh chứng xác thực của giáo viên được đánh giá để Tổ trưởng quyết định mức đánh giá của tiêu chí khi tổng hợp.

Tiêu chuẩn 1 trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm các tiêu chí nào? Công bằng là yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?

Theo Chương II Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 05 tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo

- Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

- Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

- Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

-Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Trong đó, tiêu chuẩn 1 - Phẩm chất nhà giáo được quy định tại Điều 4 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT gồm các tiêu chí sau:

Tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

(1) Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

- Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

- Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

- Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

(2) Tiêu chí 2. Phong cách làm việc

- Mức đạt: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non;

- Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em;

- Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

Theo Điều 9 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
2. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương.
3. Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

Như vậy, công bằng là một trong các yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Bên cạnh đó, theo Điều 11 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:

(1) Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.

(2) Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

(3) Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Đánh giá giáo viên
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp? Phiếu tự đánh giá cuối năm mới nhất?
Pháp luật
Bản nhận xét đánh giá giáo viên của hiệu trưởng? Quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp?
Pháp luật
Tải mẫu Bảng tổng hợp và báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên mầm non cuối năm mới nhất?
Pháp luật
Tải biểu mẫu tổng hợp sử dụng trong báo cáo kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở phổ thông?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo của giáo viên mầm non là gì? Mẫu Phiếu tự đánh giá giáo viên cuối năm mới nhất?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
Pháp luật
Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
Pháp luật
15 tiêu chí đánh giá giáo viên mầm non theo Thông tư 26 là gì? Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất thế nào?
Pháp luật
Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS thế nào? Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá giáo viên
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
423 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá giáo viên Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá giáo viên Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào