Mẫu bảng tổng hợp phân mức chất lượng đất theo loại đất của tỉnh, thành phố? Thực hiện quan trắc chất lượng đất bao lâu một lần?
Mẫu bảng tổng hợp phân mức chất lượng đất theo loại đất của tỉnh, thành phố?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT định nghĩa chất lượng đất như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Bản đồ thoái hóa đất là bản đồ thể hiện việc phân bố các khoanh đất theo phân mức thoái hóa đất tại một thời điểm xác định.
5. Chất lượng đất là đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất sinh học và điều kiện khác theo phân mức đánh giá.
6. Khoanh đất là vùng được hình thành bởi một hoặc nhiều thửa đất liền kề có cùng đặc tính, ranh giới ngoài cùng khép kín.
...
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Quy định về kết quả điều tra, đánh giá đất đai; kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
...
4. Hệ thống biểu kết quả điều tra, đánh giá đất đai; biểu kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm:
a) Hệ thống biểu kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất theo các mẫu số 01/QĐC, 02/QĐC và 03/QĐC của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hệ thống biểu kết quả điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai theo các mẫu số 04/QĐC, 05/QĐC, 06/QĐC, 07/QĐC và 08/QĐC của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Hệ thống biểu kết quả điều tra, đánh giá thoái hoá đất theo các mẫu số 09/QĐC, 10/QĐC, 11/QĐC và 12/QĐC của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
...
Như vậy, Mẫu bảng tổng hợp phân mức chất lượng đất theo loại đất của tỉnh, thành phố theo mẫu số 03/QĐC của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT như sau:
Tải về Mẫu bảng tổng hợp phân mức chất lượng đất theo loại đất của tỉnh, thành phố
Mẫu bảng tổng hợp phân mức chất lượng đất theo loại đất của tỉnh, thành phố là mẫu nào? (hình từ internet)
Thực hiện quan trắc chất lượng đất bao lâu một lần?
Căn cứ theo Điều 38 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định về xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước và xác định chỉ tiêu, tần suất quan trắc như sau:
Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước và xác định chỉ tiêu, tần suất quan trắc
1. Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước được thực hiện như sau:
a) Xác định các điểm quan trắc cố định theo nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Phần A của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và lập sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước được thể hiện trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng tỷ lệ 1:250.000;
b) Lập danh mục các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước theo Mẫu số 03/QTĐ của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tạo lập bảng dữ liệu phục vụ nhập thông tin kết quả điều tra thực địa theo Mẫu số 04/QTĐ của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Xác định chỉ tiêu, tần suất quan trắc, bao gồm:
a) Chỉ tiêu quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất theo quy định tại Phần C của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tần suất quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất được thực hiện hằng năm. Trường hợp xảy ra sự cố do thiên tai hoặc hoạt động của con người có nguy cơ làm cho đất bị ô nhiễm hoặc suy thoái bất thường thì thực hiện việc quan trắc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, tần suất quan trắc chất lượng đất được thực hiện hằng năm. Trường hợp xảy ra sự cố do thiên tai hoặc hoạt động của con người có nguy cơ làm cho đất bị ô nhiễm hoặc suy thoái bất thường thì thực hiện việc quan trắc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc điều tra, lấy mẫu, phân tích mẫu quan trắc chất lượng đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT thì việc điều tra, lấy mẫu, phân tích mẫu quan trắc chất lượng đất được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ công tác điều tra, lấy mẫu quan trắc, bao gồm: chuẩn bị về nhân lực, vật tư, thiết bị, dụng cụ, tài liệu; lập kế hoạch chi tiết điều tra, lấy mẫu quan trắc theo từng vùng; xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra, lấy mẫu quan trắc;
- Tổ chức điều tra, lấy mẫu quan trắc ngoài thực địa và thực hiện bảo quản mẫu đất. Phương pháp điều tra, lấy mẫu quan trắc chất lượng đất và bảo quản mẫu đất.
- Rà soát, cập nhật kết quả điều tra thực địa vào bảng dữ liệu điều tra;
- Rà soát, phân loại, lập danh mục mẫu đất và lập bảng các chỉ tiêu phân tích;
- Bàn giao mẫu đất cho đơn vị phân tích;
- Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, lấy mẫu quan trắc tại thực địa theo từng vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?