Mẫu banner chào mừng ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam thiết kế đơn giản, đẹp? Tuyên truyền ý nghĩa Ngày 20 11 như thế nào?
Mẫu banner chào mừng ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam thiết kế đơn giản, đẹp? Cần tuyên truyền ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 như thế nào?
Xem thêm>> Mẫu thiệp chúc mừng Ngày 20 11 đơn giản, ý nghĩa?
Xem thêm >> Mẫu Bài phát biểu Ngày 20 11 cho Sinh viên đại học hay, ý nghĩa?
Tham khảo mẫu banner chào mừng ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam
Mẫu banner chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 - Mẫu 1
Mẫu banner chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 - Mẫu 2
Mẫu banner chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 - Mẫu 3
Mẫu banner chào mừng ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam - Mẫu 4
Mẫu banner 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam - Mẫu 5
Lưu ý: Mẫu banner 20 11 trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Cần tuyên truyền ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 như thế nào?
Theo Mục 2 Thông tư 26-TT-1982 quy định như sau:
2. a) Hàng năm, từ tháng 10, các cấp quản lý giáo dục Công đoàn giáo dục cần chủ động báo cáo với các cấp chính quyền, đoàn thể để có cuộc họp nhằm xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên; kiểm điểm việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm.
Cần chú ý những vấn đề quan trọng sau:
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đã ban hành cho giáo viên như cung cấp lương thực, thực phẩm, phân phối vải, chăm sóc sức khoẻ, điều kiệm ăn ở, làm việc, nghỉ ngơi, chế độ lương và quan tâm giáo dục, bồi dưỡng chính trị, đạo đức phát triển Đảng... để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh.
- Trên cơ sở đánh giá đầy đủ tình hình đội ngũ hiện nay, yêu cầu cô giáo, thầy giáo nâng cao hơn nữa nhận thức về vinh dự, trách nhiệm, ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
b) Trước hoặc trong ngày 20 tháng 11, cán bộ quản lý giáo dục cần có kế hoạch để các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh, cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, phụ nữ, thanh niên đi thăm hỏi, tổ chức họp mặt thân mật và động viên khen thưởng những giáo viên, công nhân viên, cán bộ giáo dục có thành tích (kể cả các cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu).
c) Cần tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam trong mọi ngành mọi giới ở các cấp.
Nên tận dụng các phương tiện thông tin, các cuộc họp để tuyên truyền, biểu dương những việc làm thiết thực thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam của mọi ngành, mọi giới trong xã hội ta.
...
Như vậy, cần tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam trong mọi ngành mọi giới ở các cấp.
Nên tận dụng các phương tiện thông tin, các cuộc họp để tuyên truyền, biểu dương những việc làm thiết thực thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam của mọi ngành, mọi giới trong xã hội ta.
Mẫu banner chào mừng ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam thiết kế đơn giản, đẹp? (Hình từ Internet)
Ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam có phải ngày lễ lớn hay không?
Theo tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam không phải là ngày lễ lớn trong năm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo là gì?
Theo Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?