Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không qua mạng?
- Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không qua mạng?
- Đơn vị nào thực hiện báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?
- Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong hoạt động đấu thầu là gì?
Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không qua mạng?
Theo Điều 2 Thông tư 07/2024/TT-BKHDT quy định về áp dụng Mẫu và Phụ lục như sau:
Áp dụng Mẫu và Phụ lục
1. Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng đối với quy trình chỉ định thầu thông thường quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 24/2024/NĐ-CP):
…
Đối với gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu quốc tế, gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, việc lập hồ sơ yêu cầu được vận dụng các mẫu quy định tại khoản này trên cơ sở bảo đảm không trái quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.
....
c) Mẫu số 2C sử dụng để lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không qua mạng.
Việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu của gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn không qua mạng, hồ sơ đề xuất được vận dụng các mẫu quy định tại khoản này trên cơ sở bảo đảm không trái quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.
...
Theo đó, mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không qua mạng là Mẫu số 2C ban hành kèm theo Thông tư 07/2024/TT-BKHDT.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu - Mẫu 2C
Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không qua mạng? (hình từ internet)
Đơn vị nào thực hiện báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?
Theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BKHDT quy định về cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu như sau:
Cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu
1. Định kỳ hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trên cả nước.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 của Luật Đấu thầu báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hằng năm trên địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc báo cáo bằng văn bản gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong trường hợp có yêu cầu về bảo mật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu giúp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hằng năm của chủ đầu tư, bên mời thầu thuộc địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý.
4. Chủ đầu tư, bên mời thầu báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của các gói thầu, dự án của mình đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, cơ quan thực hiện báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu bao gồm:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan khác ở Trung ương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Doanh nghiệp nhà nước;
- Cơ quan, tổ chức khác;
- Chủ đầu tư;
- Bên mời thầu.
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong hoạt động đấu thầu là gì?
Theo Điều 85 Luật Đấu thầu 2023 quy định về trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý.
2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
4. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
5. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp có những trách nhiệm sau trong hoạt động đấu thầu:
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
- Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
- Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?