Mẫu báo cáo hàng năm của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại là mẫu nào?
- Mẫu báo cáo hàng năm của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại là mẫu nào?
- Thời hạn gửi báo cáo hàng năm của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại là khi nào?
- Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc giúp Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về Trọng tài?
Mẫu báo cáo hàng năm của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại là mẫu nào?
Mẫu báo cáo hàng năm của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại là Mẫu số 22/TP-TTTM được ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BTP.
Tải về Mẫu báo cáo hàng năm của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại.
Thời hạn gửi báo cáo hàng năm của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại là khi nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 12/2012/TT-BTP quy định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng năm, Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc báo cáo về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu số 20/TP-TTTM, mẫu số 21/TP-TTTM ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn gửi báo cáo trước ngày 10/10 hàng năm. Báo cáo năm được tính từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 30/9 của năm sau.
2. Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp báo cáo và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại tại địa phương theo mẫu số 22/TP-TTTM ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ trước ngày 15/10 hàng năm. Báo cáo năm được tính từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 30/9 của năm sau.
Ngoài báo cáo định kỳ, trong trường hợp đột xuất, Sở Tư pháp báo cáo về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại tại địa phương theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tư pháp.
Như vậy, thời hạn gửi báo cáo hàng năm của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại là trước ngày 15/10 hàng năm.
Lưu ý: Báo cáo năm được tính từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 30/9 của năm sau.
Thời hạn gửi báo cáo hàng năm của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại là khi nào? (Hình từ Internet)
Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc giúp Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về Trọng tài?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 63/2011/NĐ-CP thì Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; đăng ký hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh của Trung tâm trọng tài.
- Cập nhật thông tin về Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
- Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động, việc lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trọng tài.
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức trọng tài, trọng tài viên theo thẩm quyền.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài.
- Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam theo định kỳ hàng năm và trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì việc quản lý nhà nước về Trọng tài bao gồm các nội dung sau đây:
- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về Trọng tài;
- Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
- Công bố danh sách Trọng tài viên của các tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Trọng tài; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng Trọng tài viên;
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về Trọng tài;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các hoạt động quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 15 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?