Mẫu báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu của giảng viên đấu thầu mới nhất hiện nay như thế nào?
- Giảng viên đấu thầu phải báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu trong thời hạn nào?
- Mẫu báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu của giảng viên đấu thầu mới nhất hiện nay như thế nào?
- Cơ sở đào tạo đấu thầu phải lưu giữ danh sách giảng viên đấu thầu tham gia giảng dạy trong thời hạn bao lâu?
- Thời lượng của mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản là bao lâu?
Giảng viên đấu thầu phải báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu trong thời hạn nào?
Thời hạn mà giảng viên đấu thầu phải báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu được quy định Điều 19 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 12 Thông tư 09/2019/TT-BKHĐT như sau:
Trách nhiệm của giảng viên đấu thầu
1. Giảng dạy theo đúng chương trình khung quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
3. Trước ngày 21 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi báo cáo dưới dạng tập tin (định dạng Word) đến địa chỉ daotaodauthau@mpi.gov.vn.
4. Báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu hằng năm được tính từ ngày 15 của tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
Theo quy định trên, giảng viên đấu giá có trách nhiệm gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 21 tháng 12 hằng năm.
Lưu ý: báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu hằng năm được tính từ ngày 15 của tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
Hoạt động giảng dạy về đấu thầu (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu của giảng viên đấu thầu mới nhất hiện nay như thế nào?
Theo Mẫu số 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 12 Thông tư 09/2019/TT-BKHĐT thì mẫu báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu của giảng viên đấu thầu mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải Tải mẫu báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu của giảng viên đấu thầu mới nhất hiện nay tại đây
Cơ sở đào tạo đấu thầu phải lưu giữ danh sách giảng viên đấu thầu tham gia giảng dạy trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn để cơ sở đào tạo đấu thầu lưu giữ danh sách giảng viên đấu thầu tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT như sau:
Lưu trữ hồ sơ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
...
2. Đối với hồ sơ đào tạo đấu thầu cơ bản:
Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ từng khóa đào tạo đấu thầu cơ bản trong thời gian tối thiểu là 03 năm kể từ khi hoàn thành khóa đào tạo, bao gồm:
a) Hồ sơ của tất cả học viên tham gia khóa đào tạo, bao gồm:
- Phiếu đăng ký học viên;
- Bản chụp chứng minh nhân dân hoặc hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
- Danh sách điểm danh học viên.
b) Đề kiểm tra, đáp án, phiếu làm bài kiểm tra của học viên và kết quả kiểm tra của học viên có xác nhận của cơ sở đào tạo;
c) Quyết định cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản kèm theo danh sách học viên được cấp chứng chỉ;
d) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy cho mỗi khóa đào tạo kèm theo hợp đồng giảng dạy giữa cơ sở đào tạo với giảng viên;
đ) Tài liệu giảng dạy của khoá đào tạo;
e) Các tài liệu liên quan khác.
Theo đó, cơ sở đào tạo đấu thầu phải lưu giữ danh sách giảng viên đấu thầu tham gia giảng dạy cho mỗi khóa đào tạo kèm theo hợp đồng giảng dạy giữa cơ sở đào tạo với giảng viên trong thời gian tối thiểu là 03 năm kể từ khi hoàn thành khóa đào tạo.
Thời lượng của mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản là bao lâu?
Quy định thời lượng của mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản tại Điều 6 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT như sau:
Nội dung chương trình và thời lượng đào tạo
1. Nội dung chương trình đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu do cơ sở đào tạo quy định nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên cơ sở chương trình khung, cơ sở đào tạo có thể điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đặc thù trong công tác đấu thầu của từng đối tượng được đào tạo. Đối với những khóa đào tạo mà tất cả học viên đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở đào tạo được phép điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặc thù về đấu thầu của địa phương nhưng phải bảo đảm thời lượng khóa học theo chương trình khung.
2. Thời lượng của mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản tối thiểu là 24 tiết học tương đương 03 ngày (mỗi tiết học là 45 phút). Đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quan tâm, cần thiết cho học viên, cơ sở đào tạo có thể tăng thời lượng đào tạo đối với nội dung này; những nội dung không thuộc lĩnh vực quan tâm, không cần thiết cho học viên, cơ sở đào tạo có thể giảm thời lượng đào tạo cho phù hợp.
Như vậy, mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản có thời lượng tối thiểu là 24 tiết học tương đương 03 ngày (mỗi tiết học là 45 phút).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?