Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Tải mẫu?
Căn cứ Điều 2 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định đào tạo lý luận chính trị bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ gắn với quy định của Đảng về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, phân cấp quản lý cán bộ; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan trong đào tạo lý luận chính trị.
Tham khảo mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất dưới đây:
Tải về Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mẫu 1.
Lưu ý: Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.
2. Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.
3. Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đào tạo lý luận chính trị bao gồm 03 cấp sau đây:
- Sơ cấp;
- Trung cấp;
- Cao cấp.
Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải học lớp cao cấp lý luận chính trị?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022, những đối tượng sau đây phải học lớp cao cấp lý luận chính trị, cụ thể:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức
- Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) cấp huyện, cấp tỉnh.
- Cấp ủy viên cấp huyện trở lên; cấp ủy viên cấp tỉnh, lãnh đạo cấp ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh. (*)
- Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) trở lên của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đảng ủy trực thuộc Trung ương; (*)
Cấp ủy viên, ban giám đốc, hội đồng thành viên (quản trị), trưởng ban (các đơn vị tương đương cấp ban) ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương.
- Phó trưởng phòng quy hoạch trưởng phòng cấp huyện, cấp tỉnh. Quy hoạch các chức vụ tại (*).
(2) Cán bộ quân đội:
- Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
- Trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương;
- Chỉ huy cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh và tương đương;
- Chỉ huy các cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược;
- Ban giám đốc bệnh viện, viện nghiên cứu, chủ tịch, ban giám đốc công ty (tổng công ty) doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.
(3) Cán bộ công an:
- Trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện, trung đoàn trưởng và tương đương trở lên;
- Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.
- Cấp phó trưởng phòng (tương đương) của cục (tương đương) trực thuộc Bộ Công an.
(4) Cán bộ có đủ 4 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên chính và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch cao cấp (tương đương).
(5) Giảng viên có đủ 5 năm trực tiếp giảng dạy lý luận chính trị ở các học viện, trường có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.
Lưu ý: Tiêu chuẩn học lớp cao cấp lý luận chính trị như sau:
- Đảng viên chính thức.
- Tốt nghiệp đại học trở lên.
- Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 38 tuổi, nam từ 40 tuổi trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng dân sự trong giao dịch dân sự là gì? Thông tin trong giao kết hợp đồng dân sự phải được thể hiện như thế nào?
- Tranh chấp tiền lương có biên bản xác nhận công nợ hết thời hiệu hòa giải có khởi kiện được không?
- Văn hóa là gì? Hiện nay có mấy loại di sản văn hóa? 06 chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
- Tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn chịu sự giám sát của ai? Quy trình giám sát tổ chức công đoàn?
- Người công nhiên chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác bị xử phạt bao nhiêu?