Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất hiện nay?
- Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất hiện nay?
- Có những loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ nào?
- Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có bắt buộc cư trú tại Việt Nam không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất hiện nay?
Theo Mẫu số B 02 - DNPNT ban hành kèm theo Thông tư 232/2012/TT-BTC thì mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất hiện nay tại đây
Có những loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, có những loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ sau:
- Bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
- Bảo hiểm hàng không.
- Bảo hiểm xe cơ giới.
- Bảo hiểm cháy, nổ.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
- Bảo hiểm trách nhiệm.
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
- Bảo hiểm nông nghiệp.
- Bảo hiểm bảo lãnh.
- Bảo hiểm thiệt hại khác.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (Hình từ Internet)
Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có bắt buộc cư trú tại Việt Nam không?
Việc chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có bắt buộc cư trú tại Việt Nam không, theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; hoặc có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc các bằng chứng chứng minh đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội.
Sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tối thiểu là thành viên (Associate) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế và không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
Sau 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải là thành viên chính thức (Fellow) được đào tạo về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế và không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
3. Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
4. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
5. Quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này có hiệu lực sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Theo đó, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 30 nêu trên.
Trong đó có điều kiện chuyên gia tính toàn này phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm (có hiệu lực từ 01/07/2024).
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Vốn điều lệ tối thiểu
...
2. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 450 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam.
...
Như vậy, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được xác định như sau:
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: vốn điều lệ tối thiểu là 400 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: vốn điều lệ tối thiểu là 450 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: vốn điều lệ tối thiểu 500 tỷ đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?