Mẫu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm là mẫu nào? Cây trồng lâu năm là gì?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau cây trồng lâu năm là gì? Yêu cầu chung về khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm được quy định như thế nào? Mẫu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm là mẫu nào? Câu hỏi của anh P.U.U đến từ TP.HCM.

Cây trồng lâu năm là gì? Yêu cầu chung về khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm được quy định như thế nào?

Cây trồng lâu năm là gì?

Cây trồng lâu năm được định nghĩa tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12720:2019 về Khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

Ngoài ra, khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón.

Khảo nghiệm diện hẹp là khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô nhỏ, có lặp lại, bố trí thí nghiệm về phương pháp khảo nghiệm đối với phân bón được khảo nghiệm theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12720:2019 về Khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm

Khảo nghiệm diện rộng là khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô lớn, không lặp lại, bố trí thí nghiệm về phương pháp khảo nghiệm đối với phân bón được khảo nghiệm theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12720:2019 về Khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm.

Yêu cầu chung về khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm được quy định như thế nào?

Yêu cầu chung về khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12720:2019 về Khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm; cụ thể như sau:

Phân bón phải được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.

Phân bón khuyến cáo sử dụng cho loại cây trồng nào thì thực hiện khảo nghiệm trên loại cây trồng đó.

Phân bón khuyến cáo sử dụng cho nhiều hoặc tất cả các loại cây trồng trong cùng một nhóm (nhóm cây ăn quả, nhóm cây công nghiệp dài ngày, nhóm cây hoa lâu năm, nhóm cây dược liệu lâu năm và nhóm cây lâu năm khác) thì phải thực hiện khảo nghiệm tối thiểu trên 03 loại cây trồng thuộc nhóm đó.

Diện tích khảo nghiệm thực tế cho 01 phân bón trên một đối tượng cây trồng lâu năm không vượt quá 20 ha, được tính bằng tổng diện tích các ô khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng.

Khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm

Cây trồng lâu năm là gì? Yêu cầu chung về khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Mẫu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm là mẫu nào?

Mẫu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm được quy định tại Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12720:2019 về Khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm.

Tải về Mẫu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm.

Lưu ý số 1: Nội dung thể hiện trên trang bìa

1. Tên cơ sở có phân bón khảo nghiệm;

2. Tên tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm;

3. Tên báo cáo kết quả khảo nghiệm;

4. Địa điểm, thời gian báo cáo kết quả khảo nghiệm.

Lưu ý số 2: Tài liệu kèm theo Báo cáo

- Bản chính đề cương khảo nghiệm có tên và chữ ký xác nhận của người lập đề cương, xác nhận của tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm và của tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm (nếu người lập đề cương thuộc tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm).

- Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm có tên và chữ ký xác nhận của người lập báo cáo, xác nhận dấu của tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm;

- Bản chính hoặc sao quyết định thành lập hội đồng khoa học và danh sách các thành viên của hội đồng;

- Bản sao phiếu nhận xét của từng thành viên hội đồng;

- Bản sao biên bản nghiệm thu kết quả khảo nghiệm của hội đồng khoa học được thành lập bởi tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm;

- Bản sao bản giải trình, chỉnh sửa báo cáo theo góp ý của hội đồng khoa học (nếu có);

- Bản sao Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế (nếu có) trong phân bón của phòng thử nghiệm được công nhận cho tổ chức khảo nghiệm hoặc chỉ định;

- Bản sao phiếu kết quả phân tích các chỉ tiêu về tính chất đất, chất tăng miễn dịch của cây trồng, chất lượng môi trường, ... đối với phân bón cải tạo đất, phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng, phân bón có hiệu quả về môi trường của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định;

- Nhật ký đồng ruộng, số liệu thô trong đó ghi chép chi tiết quá trình thực hiện khảo nghiệm bao gồm các thông tin về địa điểm (tên chủ sở hữu đất hoặc khu đồng, tên thôn/ấp, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố);

+ Các biện pháp canh tác và thời gian thực hiện (làm đất, gieo trồng, thu hoạch, bón phân, cung cấp nước tưới, phòng trừ sâu bệnh, chế độ tưới nước ...);

+ Cây trồng khảo nghiệm (tên giống, mật độ gieo trồng, giai đoạn sinh trưởng đối với cây trồng lâu năm);

+ Số liệu xử lý thống kê;

+ Tên và chữ ký xác nhận của người theo dõi, thu thập, xử lý số liệu; xác nhận của tổ chức khảo nghiệm;

- Thông tin, số liệu về thời tiết, khí hậu trong thời gian thực hiện khảo nghiệm;

- Hình ảnh (ảnh mẫu) thí nghiệm khảo nghiệm và các hoạt động khảo nghiệm.

Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với tổ chức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm là gì?

Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với tổ chức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12720:2019 về Khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm; cụ thể như sau:

- Có hoặc thuê đất đủ diện tích đất để bố trí khảo nghiệm trên đồng ruộng:

+ Loại đất khảo nghiệm: ít nhất 02 loại đất;

+ Diện tích đất khảo nghiệm: tối thiểu 2.000 m2 mỗi loại.

- Có hoặc thuê địa điểm văn phòng phù hợp: có phòng làm việc; phòng hoặc khu vực để xử lý và lưu mẫu khảo nghiệm.

- Có trang thiết bị (máy tính, máy in, máy/thiết bị ghi hình), phần mềm phục vụ cho việc xử lý số liệu thống kê kết quả khảo nghiệm.

- Có phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định để kiểm tra chất lượng phân bón và phòng thử nghiệm được công nhận, chứng nhận đối với các chỉ tiêu liên quan đến nội dung khảo nghiệm phân bón.

- Có bộ dụng cụ lấy mẫu phân bón theo quy định tại các TCVN lấy mẫu phân bón.

- Trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm:

+ Dụng cụ, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường, bao gồm cân có độ chính xác từ 0,1 - 0,01 g, micro-pipet, ống đong chia độ và các dụng cụ, thiết bị đo lường khác có độ chính xác đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm.

+ Dụng cụ để thiết kế, triển khai thí nghiệm, bao gồm thước xác định diện tích ô thí nghiệm, bình hoặc máy phun, bảng, biển hiệu phục vụ thí nghiệm khảo nghiệm, dụng cụ hoặc thiết bị để xử lý về bảo quản mẫu, dụng cụ lấy mẫu đất, dụng cụ lấy mẫu sản phẩm cây trồng và các dụng cụ cần thiết khác theo yêu cầu của khảo nghiệm (nếu có).

+ Trang thiết bị bảo hộ lao động, bao gồm quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, ủng, găng tay, kính bảo hộ lao động.

Phân bón
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người nào thực hiện?
Pháp luật
Có thể đặt tên phân bón giống với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không?
Pháp luật
Thời gian tập huấn chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Phân bón đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng thì được cấp quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận nội dung quảng cáo phân bón mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất và buôn bán phân bón cần đáp ứng điều kiện gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thay đổi loại phân bón sản xuất thì có phải làm thủ tục gì không? Không làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón sản xuất thì có sao không?
Pháp luật
Mở cửa hàng buôn bán phân bón hóa học thì phải đáp ứng điều kiện gì? Buôn bán không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân bón
2,327 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân bón
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào