Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước là mẫu nào?
- Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước là mẫu nào?
- Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước phải được lưu trữ trên trang thông tin điện tử bao lâu?
- Doanh nghiệp nhà nước đăng tải báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội trên Cổng thông tin doanh nghiệp bằng cách nào?
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội (nếu có) của doanh nghiệp nhà nước là Biểu số 4 Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP
Tải về Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội (nếu có) của doanh nghiệp nhà nước.
Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước phải được lưu trữ trên trang thông tin điện tử bao lâu?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện công bố thông tin như sau:
Nguyên tắc thực hiện công bố thông tin.
1. Việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội.
2. Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Trường hợp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền, doanh nghiệp phải gửi Giấy ủy quyền theo mẫu quy định tại Biểu số 1 Phụ lục II kèm theo Nghị định này đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời công khai nội dung này trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
3. Báo cáo công bố thông tin được xây dựng theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này và được chuyển sang dữ liệu dưới dạng điện tử (định dạng file là PDF, Word, Exel). Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại báo cáo nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin là tiếng Việt.
4. Báo cáo công bố thông tin qua mạng điện tử của doanh nghiệp có giá trị pháp lý như bản giấy, là cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ cho công tác thu thập, tổng hợp thông tin; kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo công bố thông tin phải được duy trì trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp tối thiểu 05 năm. Doanh nghiệp công bố thông tin thực hiện việc bảo quản, lưu trữ thông tin đã báo cáo, công bố theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với quy định trên thì doanh nghiệp nhà nước phải có trách nhiệm công bố thông tin về báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội (nếu có) của doanh nghiệp.
Đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội (nếu có) của doanh nghiệp nhà nước phải được duy trì trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp tối thiểu 05 năm.
Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước phải được lưu trữ trên trang thông tin điện tử bao lâu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhà nước đăng tải báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội trên Cổng thông tin doanh nghiệp bằng cách nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhà nước sử dụng tài khoản công bố thông tin để đăng tải báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội trên Cổng thông tin doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thiết lập và hướng dẫn doanh nghiệp nhà nước đăng ký tài khoản công bố thông tin.
Lưu ý số 1: Tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin về người đại diện theo pháp luật: Họ và tên, số chứng minh nhân dân/số thẻ căn cước công dân; số điện thoại; thư điện tử; chức vụ.
- Thông tin cơ bản về doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, thư điện tử, trang thông tin điện tử; cơ quan đại diện chủ sở hữu; tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Lưu ý số 2: Doanh nghiệp nhà nước phải đổi mật khẩu trong vòng 01 đến 03 ngày làm việc kể từ ngày được cung cấp tài khoản
Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo quản tài khoản, mật khẩu; thông báo kịp thời cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu tài khoản, mật khẩu bị mất, đánh cắp hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?