Mẫu Báo cáo kiểm điểm vai trò lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo kiểm điểm?
Báo cáo kiểm điểm vai trò lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì chi bộ cơ sở là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Báo cáo kiểm điểm vai trò lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ là một tài liệu tổng kết, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ trong một năm. Báo cáo này không chỉ tập trung vào những thành tích đã đạt được mà còn chỉ ra những hạn chế, yếu kém để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới.
Mục đích của báo cáo kiểm điểm:
- Đánh giá hiệu quả: Đánh giá hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.
- Phát hiện tồn tại: Phát hiện những hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để có biện pháp khắc phục.
- Rút kinh nghiệm: Rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn để áp dụng vào công tác trong thời gian tới.
- Đề ra phương hướng: Đề ra những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Xây dựng Đảng: Góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Báo cáo kiểm điểm vai trò lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu Báo cáo kiểm điểm vai trò lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì chi bộ có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí.
Hiện tại, không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về Mẫu Báo cáo kiểm điểm vai trò lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ. Do đó, chi bộ có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo kiểm điểm vai trò lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ
Lưu ý: Mẫu báo cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chi bộ có thể sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình hoạt động tại đơn vị.
Tổ chức chi bộ theo quy định hiện nay như thế nào?
Tổ chức chi bộ được hướng dẫn tại Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, cụ thể như sau:
Điều 24
1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.
3. Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.
4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên.
Và theo Mục 22 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có quy định:
22. Điều 24 (Khoản 4): Việc bầu chi uỷ, bí thư, phó bí thư chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở)
22.1. Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi uỷ; chi bộ đông đảng viên bầu không quá 7 chi uỷ viên. Chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi uỷ viên. Chi bộ có dưới 9 đảng viên chính thức bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí thư.
22.2. Trường hợp chi bộ bầu đến lần thứ ba mà không có đồng chí nào đủ số phiếu trúng cử bí thư chi bộ thì cấp uỷ cấp trên căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ để chỉ định một đồng chí trong số chi uỷ viên hoặc đảng viên (nơi không có chi uỷ) làm bí thư để điều hành hoạt động của chi bộ.
22.3. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định bí thư, phó bí thư, chi uỷ viên.
Theo đó, tổ chức chi bộ được quy định như sau:
- Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức.
Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
- Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi ủy; chi bộ đông đảng viên bầu không quá 7 chi ủy viên. Chi bộ trực tiếp bầu chi ủy trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi ủy viên. Chi bộ có dưới 9 đảng viên chính thức bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí thư.
Trường hợp chi bộ bầu đến lần thứ ba mà không có đồng chí nào đủ số phiếu trúng cử bí thư chi bộ thì cấp ủy cấp trên căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ để chỉ định một đồng chí trong số chi ủy viên hoặc đảng viên (nơi không có chi ủy) làm bí thư để điều hành hoạt động của chi bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?