Mẫu báo cáo kiểm tra dành cho Cơ sở nghiên cứu nuôi sinh sản động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là động vật đẻ trứng?
Mẫu báo cáo kiểm tra dành cho Cơ sở nghiên cứu nuôi sinh sản loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là động vật đẻ trứng?
Mẫu báo cáo kiểm tra dành cho Cơ sở nghiên cứu nuôi sinh sản loài động vật động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là động vật đẻ trứng được thực hiện theo Mẫu số 21 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải về Mẫu báo cáo kiểm tra dành cho Cơ sở nghiên cứu nuôi sinh sản loài động vật động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là động vật đẻ trứng
Mẫu báo cáo kiểm tra dành cho Cơ sở nghiên cứu nuôi sinh sản động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là động vật đẻ trứng? (hình từ internet)
Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân loại thành mấy nhóm?
Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân loại theo quy định tại Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
2. Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Định kỳ 05 năm một lần, hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Theo đó, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân loại như sau:
(1) Nhóm IB: Các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
(2) Nhóm IIB: Các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nuôi sinh sản là gì?
Nuôi sinh sản được giải thích tại Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
...
19. Nuôi sinh sản là hình thức nuôi giữ động vật hoang dã để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
20. Trồng cấy nhân tạo là hình thức trồng, cấy từ hạt, mầm, hợp tử, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.
21. Nguồn giống sinh sản là cá thể động vật ban đầu hợp pháp được nuôi trong cơ sở nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế tiếp.
22. Thế hệ F1 gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên.
23. Thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ thế hệ F1 trở đi.
24. Vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có nguồn gốc động vật, thực vật hoang dã là mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình. Mẫu vật sống không được coi là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình.
25. Mẫu vật đồ lưu niệm là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có được ngoài quốc gia thường trú của chủ sở hữu mẫu vật. Động vật sống không được coi là mẫu vật đồ lưu niệm.
26. Mẫu vật săn bắt là mẫu vật có được từ các hoạt động săn bắt hợp pháp.
27. Mẫu vật tiền Công ước là mẫu vật có được trước ngày loài đó được quy định tại các Phụ lục CITES hoặc trước khi quốc gia thành viên gia nhập, trong các trường hợp sau:
a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống tự nhiên của chúng;
b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát;
c) Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật.
28. Quốc gia thành viên CITES là quốc gia mà ở đó CITES có hiệu lực.
...
Theo đó, nuôi sinh sản được hiểu là hình thức nuôi giữ động vật hoang dã để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?