Mẫu báo cáo sự cố công trình xây dựng là mẫu nào? Báo cáo sự cố công trình xây dựng gồm các nội dung chính nào?
Mẫu báo cáo sự cố công trình xây dựng là mẫu nào?
Tham khảo mẫu báo cáo sự cố công trình xây dựng dưới đây:
Tải về Mẫu báo cáo sự cố công trình xây dựng mới nhất
Mẫu báo cáo sự cố công trình xây dựng là mẫu nào? Báo cáo sự cố công trình xây dựng gồm các nội dung chính nào? (hình từ internet)
Báo cáo sự cố công trình xây dựng gồm các nội dung chính nào?
Nội dung báo cáo sự cố công trình xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Báo cáo sự cố công trình xây dựng
1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải thông báo về sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình (nếu có). Ngay sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cố.
2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình;
b) Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình;
c) Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố;
d) Thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
3. Đối với các sự cố công trình đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên, sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
...
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo sự cố công trình xây dựng gồm các nội dung chính sau đây:
- Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình;
- Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình;
- Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố;
- Thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
Lưu ý: Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải thông báo về sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình (nếu có).
Sau đó, trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết sự cố công trình xây dựng như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:
- Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;
- Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;
- Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố;
- Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truy lĩnh lương là gì? Cách tính truy lĩnh lương như thế nào? Trường hợp nào được truy lĩnh lương hưu?
- Đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì? Phòng Đăng ký kinh doanh có phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?
- Kỳ kế toán gồm những kỳ nào? Một đơn vị kế toán có được sử dụng nhiều hơn một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm?
- Thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị giải thể trong trường hợp nào?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng định kỳ hàng năm bao gồm chi phí nào? Có phải lập dự toán chi phí bảo trì định kỳ không?