Mẫu báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Thông tư 128/2021/TT-BTC thì báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 128/2021/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Mẫu báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là loại báo cáo gì?
Báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Chế độ báo cáo
1. Báo cáo về kế hoạch tài chính theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Báo cáo tài chính/Báo cáo quyết toán tài chính gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán);
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính.
3. Các báo cáo hoạt động nghiệp vụ gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản cấp II (bao gồm cả tài khoản ngoại bảng);
b) Báo cáo phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển;
c) Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro tín dụng;
d) Báo cáo cấp bù lãi suất và phí quản lý.
...
5. Quy định về lập và gửi báo cáo:
a) Đối với báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính hợp nhất lập theo năm và báo cáo tài chính riêng lẻ lập theo quý/năm; Báo cáo quyết toán tài chính hằng năm được Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển phê duyệt trước khi gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Đối với báo cáo hoạt động nghiệp vụ: Các báo cáo hoạt động nghiệp vụ được gửi cho Bộ Tài chính theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất khác theo yêu cầu của Bộ Tài chính;
c) Đối với báo cáo tình hình hoạt động: Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình hoạt động cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ 06 tháng một lần; Hội đồng quản trị lập báo cáo tình hình hoạt động kèm theo Báo cáo thẩm định của Ban Kiểm soát gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Căn cứ báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động do Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển lập và các thông tin, tài liệu khác có liên quan, định kỳ 06 tháng một lần Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ sau khi lấy ý kiến tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc loại báo cáo hoạt động nghiệp vụ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình phân loại nợ đến Bộ Tài chính theo đúng thời hạn quy định.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam gửi báo cáo tình hình phân loại nợ theo phương thức nào?
Phương thức gửi báo cáo tình hình phân loại nợ được quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 128/2021/TT-BTC như sau:
Chế độ báo cáo
1. Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo (bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ, báo cáo tình hình hoạt động) theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.
...
4. Phương thức gửi báo cáo:
Ngân hàng Phát triển thực hiện gửi các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này theo một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
c) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng dưới hình thức văn bản điện tử (nếu có);
d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Mẫu biểu báo cáo:
a) Báo cáo tài chính/Báo cáo quyết toán tài chính quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP: Thực hiện theo chế độ kế toán của Ngân hàng Phát triển;
b) Báo cáo về phân loại nợ theo Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này;
c) Báo cáo về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này;
d) Báo cáo về tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm/hằng năm của Ngân hàng Phát triển theo Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này;
đ) Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển hằng năm theo Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể gửi báo cáo tình hình phân loại nợ theo một trong các phương thức sau đây:
(1) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
(2) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
(3) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng dưới hình thức văn bản điện tử (nếu có);
(4) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?