Mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng là mẫu nào? Tải về Mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua?
Mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng là mẫu nào? Tải về Mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua?
Tham khảo mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng dưới đây:
Tải về Mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng
Mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng là mẫu nào? Tải về Mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua? (hình từ internet)
Tổng kết phong trào thi đua phải đảm bảo những nội dung nào?
Nội dung tổ chức phong trào thi đua được quy định tại Điều 3 Thông tư 1/2024/TT-BNV như sau:
Nội dung tổ chức phong trào thi đua
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm triển khai tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi quản lý theo một số nội dung sau:
1. Tổ chức phong trào thi đua gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
...
3. Tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua. Việc bình xét, công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công khai, minh bạch, công bằng; kịp thời khen thưởng các cá nhân, tập thể, hộ gia đình tiêu biểu xuất sắc; khuyến khích khen thưởng cá nhân là ngư dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân, công nhân, người yếu thế, khuyết tật; tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong lao động, sản xuất, học tập, công tác; cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
Như vậy, tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua.
Theo đó việc tổ chức phong trào thi đua gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng như thế nào?
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 13 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.
(2) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
(3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 13 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 và có trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;
- Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.
(4) Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 13 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
(5) Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:
- Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;
- Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng;
- Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi năm 2025? Hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 năm 2024 của Chính phủ?
- Điều khiển, dẫn dắt thú cưng đi vào phần đường xe cơ giới bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ được thực hiện mỗi năm mấy lần?
- Biển báo cấm đi ngược chiều là gì? Hình ảnh biển báo cấm đi ngược chiều? Lỗi đi ngược chiều 2025 phạt bao nhiêu?
- Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF? Tải về Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF ở đâu?