Mẫu Báo cáo xác minh thiệt hại trong giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế mới nhất hiện nay?
- Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường ở trung ương có thể đề nghị ai tham gia vào việc xác minh thiệt hại trong trường hợp vụ việc phức tạp?
- Người giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế trung ương phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại khi nào?
- Mẫu Báo cáo xác minh thiệt hại trong giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế mới nhất hiện nay? Báo cáo xác minh thiệt hại phải có nội dung gì?
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường ở trung ương có thể đề nghị ai tham gia vào việc xác minh thiệt hại trong trường hợp vụ việc phức tạp?
Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cơ quan Thuế giải quyết bồi thường ở trung ương có thể đề nghị ai tham gia vào việc xác minh thiệt hại quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Xác minh thiệt hại
1. Thiệt hại được bồi thường
Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi và chi phí khác theo quy định của Luật TNBTCNN.
Việc xác định thiệt hại được bồi thường thực hiện theo quy định từ Điều 22 đến Điều 28 Luật TNBTCNN và được hướng dẫn chi tiết từ Điều 3 đến Điều 12 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP.
2. Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện xác minh các thiệt hại được yêu cầu trong hồ sơ.
Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức khác có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại, định giá tài sản, giám định thiệt hại hoặc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường theo quy định cụ thể tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP.
3. Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cơ quan Thuế giải quyết bồi thường ở trung ương có thể đề nghị đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính; cơ quan Thuế giải quyết bồi thường nhà nước ở địa phương có thể đề nghị đại diện Sở Tư pháp, Sở Tài chính tham gia vào việc xác minh thiệt hại theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP.
Vụ việc phức tạp là vụ việc thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhiều loại thiệt hại xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau;
b) Mức yêu cầu bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường trên 05 tỷ đồng;
c) Có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
...
Theo quy định trên, trong trường hợp vụ việc phức tạp, cơ quan Thuế giải quyết bồi thường ở trung ương có thể đề nghị đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính tham gia vào việc xác minh thiệt hại theo quy định tại Điều 19 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
Vụ việc phức tạp là vụ việc thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có nhiều loại thiệt hại xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau;
- Mức yêu cầu bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường trên 05 tỷ đồng;
- Có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Mẫu Báo cáo xác minh thiệt hại trong giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế mới nhất (Hình từ Internet)
Người giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế trung ương phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại khi nào?
Theo khoản 4 Điều 12 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Xác minh thiệt hại
...
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
...
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại.
Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
Mẫu Báo cáo xác minh thiệt hại trong giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế mới nhất hiện nay? Báo cáo xác minh thiệt hại phải có nội dung gì?
Theo khoản 5 Điều 12 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Xác minh thiệt hại
...
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.
Báo cáo xác minh thiệt hại phải có nội dung chính sau đây và phải được lập theo mẫu số 07/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP:
a) Các loại thiệt hại được xác minh;
b) Cách thức xác minh thiệt hại;
c) Việc tham gia vào việc xác minh thiệt hại của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính có thẩm quyền (nếu có);
d) Thỏa thuận việc kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại (nếu có);
đ) Đề xuất về các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường;
e) Các nội dung khác liên quan đến quá trình xác minh thiệt hại (nếu có).
6. Chi phí định giá tài sản, giám định thiệt hại được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.
Báo cáo xác minh thiệt hại phải có nội dung chính sau đây và phải được lập theo mẫu số 07/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP:
- Các loại thiệt hại được xác minh;
- Cách thức xác minh thiệt hại;
- Việc tham gia vào việc xác minh thiệt hại của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính có thẩm quyền (nếu có);
- Thỏa thuận việc kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại (nếu có);
- Đề xuất về các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường;
- Các nội dung khác liên quan đến quá trình xác minh thiệt hại (nếu có).
Tải mẫu Báo cáo xác minh thiệt hại mới nhất tại đây:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?