Mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh cúm lợn là mẫu máu thì cần xử lý như thế nào trước khi thí nghiệm?

Sau khi tôi lấy mẫu máu ở lợn có triệu chứng của bệnh cúm lợn thì cần phải gửi đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán trong thời hạn bao nhiêu tiếng? Đối với mẫu bệnh phẩm là mẫu máu thì có cần phải xử lý gì trước khi thí nghiệm không? Các cá thể nhiễm bệnh cúm lợn thường có bệnh tích ra sao? Câu hỏi của anh Hoàng Ân từ Đồng Nai,

Cá thể mắc bệnh cúm lợn sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào?

Cá thể mắc bệnh cúm lợn sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào?

Cá thể mắc bệnh cúm lợn sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? (Hình từ Internet)

Theo tiết 5.1.3 và tiết 5.1.4 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-25:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh cúm lợn quy định về dấu hiệu bệnh tích như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.3. Bệnh tích
Thể cấp tính: Bệnh tích thường thấy là viêm phế quản, phổi hoặc viêm rải rác các thùy phổi, tập trung ở một khối thùy ở lợn con bú mẹ hoặc lợn con cai sữa có bệnh tích viêm phổi cata, vùng viêm sưng cứng, có tổ chức phổi chắc, màu nâu hoặc xám mặt cắt ướt. Cắt phế quản, tiểu phế quản và bóp thấy chảy ra dịch đục dính, màu đỏ hoặc xám, phế quản và phế nang chứa tương dịch.
5.1.4. Bệnh tích vi thể
Xung quanh phế quản và mạch quản có thâm nhiễm tế bào như lâm ba cầu, bạch cầu đa nhân trung tính. Bệnh tích cũ thấy có những ổ cazein (bã đậu), mủ, tạo hốc do tác động của tạp khuẩn kế phát.
Thể mạn tính: Lợn bị bệnh vùng phổi bị viêm có giới hạn rõ ràng với vùng phổi khỏe, ở lợn con bú mẹ có triệu chứng hạch phế quản sưng. Ngoài ra, có bệnh tích viêm dạ dày, sưng hạch màng treo ruột.
...

Theo đó, bệnh tích của bệnh cúm lợn được chia làm 2 loại gồm bệnh tích thể cấp tính và bệnh tích vi thể.

Đối với bệnh tích thể cấp tính thì cá thể mắc bệnh cúm lợn sẽ có các bệnh tích như

- Viêm phế quản, phổi hoặc viêm rải rác các thùy phổi, tập trung ở một khối thùy ở lợn con bú mẹ hoặc lợn con cai sữa có bệnh tích viêm phổi cata.

- Vùng viêm sưng cứng, có tổ chức phổi chắc, màu nâu hoặc xám mặt cắt ướt.

- Cắt phế quản, tiểu phế quản và bóp thấy chảy ra dịch đục dính, màu đỏ hoặc xám, phế quản và phế nang chứa tương dịch.

Với bệnh tích vi thể, một số dấu hiệu bệnh tích thường thấy như:

- Xung quanh phế quản và mạch quản có thâm nhiễm tế bào như lâm ba cầu, bạch cầu đa nhân trung tính. Bệnh tích cũ thấy có những ổ cazein (bã đậu), mủ, tạo hốc do tác động của tạp khuẩn kế phát.

- Thể mạn tính: Lợn bị bệnh vùng phổi bị viêm có giới hạn rõ ràng với vùng phổi khỏe, ở lợn con bú mẹ có triệu chứng hạch phế quản sưng. Ngoài ra, có bệnh tích viêm dạ dày, sưng hạch màng treo ruột.

Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm ở cá thể có triệu chứng bệnh cúm lợn thì cần tiến hành thí nghiệm trong thời hạn bao lâu?

Theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-25:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh cúm lợn quy định về mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh cúm lợn như sau:

5. Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
- Lấy 5 gam đến 10 gam não, mô phổi, dịch mũi (swab), máu của lợn nghi mắc bệnh.
CHÚ THÍCH:
+ Mẫu tổ chức được lấy ngay sau khi mổ khám và được đựng vào lọ hoặc túi nilon sạch. Mẫu Swab là tăm bông lấy dịch mũi được để và trong dung dịch bảo quản ((PBS+ glycerol theo tỉ lệ 1:1) + 1% dung dịch kháng sinh đậm đặc (Xem A1 phụ lục A))
+ Chỉ lấy mẫu máu của lợn chưa được tiêm phòng vacxin cúm để xét nghiệm kháng thể.
- Tất cả các mẫu phải được dán nhãn và kèm theo các thông tin dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích (nếu mổ khám) của bệnh.
- Các mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 °C đến 8 °C và gửi đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt, chậm nhất là 24h và có kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm.

Từ tiêu chuẩn trên thì sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm ở cá thể có triệu chứng mắc bệnh cúm lợn thì cần bảo quản mẫu ở nhiệt độ từ 4°C đến 8°C và gửi đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt, chậm nhất là 24h và có kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm.

Mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh cúm lợn là mẫu máu thì cần xử lý như thế nào trước khi thí nghiệm?

Theo tiết 5.2.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-25:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh cúm lợn quy định về cách xử lý mẫu bệnh phẩm như sau:

5. Cách tiến hành
...
5.2.2. Phát hiện kháng nguyên
5.2.2.1. Xử lý bệnh phẩm
Mẫu xét nghiệm kháng nguyên:
+ Mẫu bệnh phẩm là mô phổi, não được nghiền nát bằng cối chày sứ (Xem 4.1), bổ sung dung dịch PBS pH~7,2 (Xem A.3 phụ lục A) vào, để thu được huyễn dịch 1/10 (1g phủ tạng + 900μl PBS pH~7,2, ly tâm (Xem 4.5) ở gia tốc 900 g trong thời gian 10 min). Thu phần dịch nổi phía trên, xử lý vô trùng bằng cho thêm dung dịch kháng sinh đậm đặc (Xem A.1 phụ lục A) theo tỉ lệ 0,1 ml kháng sinh + 10 ml huyễn dịch bệnh phẩm, để ở nhiệt độ phòng trong 30 min hoặc có thể xử lý vô trùng huyễn dịch bệnh phẩm bằng màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 μm (Xem 4.12).
+ Mẫu bệnh phẩm là tăm bông ngoáy dịch mũi để trong 2ml dung dịch PBS (Xem A.3 phụ lục A), lắc (Xem 4.6) đều và li tâm (Xem 4.5) ống đựng huyễn dịch ở gia tốc 900 g trong thời gian 10 min, thu huyễn dịch ở trên.
Mẫu xét nghiệm kháng thể: sử dụng xy lanh 5 ml (Xem 4.9) để lấy 1 ml máu lợn. Sau khi lấy, rút cán xy lanh tới mức cao nhất để tạo nhiều khoảng trống bên trong, đặt xy lanh nằm nghiêng 5° ở nhiệt độ từ 20 đến 30°C trong thời gian 30 min để máu tự đông lại và tiết ra huyết thanh. Chắt huyết thanh sang ống 1,5 ml (Xem 4.10) mới để dùng cho xét nghiệm.
Các mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ 4°C đến 8°C cho đến khi xét nghiệm.
...

Như vậy, đối với mẫu bệnh phẩm là mẫu máu của cá thể có triệu chứng mắc bệnh cúm lợn thì cần sử dụng xy lanh 5 ml để lấy 1 ml máu lợn.

Sau khi lấy, rút cán xy lanh tới mức cao nhất để tạo nhiều khoảng trống bên trong, đặt xy lanh nằm nghiêng 5° ở nhiệt độ từ 20 đến 30°C trong thời gian 30 min để máu tự đông lại và tiết ra huyết thanh. Chắt huyết thanh sang ống 1,5 ml mới để dùng cho xét nghiệm.

Các mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ 4°C đến 8°C cho đến khi xét nghiệm.

Bệnh cúm lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh cúm lợn có gây nguy cơ tử vong cao cho lợn mắc bệnh hay không? Chẩn đoán bệnh cúm lợn bằng phương pháp  ELISA phát hiện kháng thể cần dùng loại kit nào?
Pháp luật
Chẩn đoán bệnh cúm lợn bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu chuột lang như thế nào? Phản ứng được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh cúm lợn là mẫu máu thì cần xử lý như thế nào trước khi thí nghiệm?
Pháp luật
Bệnh cúm lợn thường xảy ra ở những cá thể lợn từ bao nhiêu tuần tuổi? Cá thể mắc bệnh cúm lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh cúm lợn
1,375 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh cúm lợn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh cúm lợn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào