Mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh herpesvirus trên cá chép phải bảo quản ở bao nhiêu độ C thì thích hợp?
- Ở nhiệt độ môi trường bao nhiêu thì dễ dẫn đến việc cá chép mắc bệnh herpesvirus?
- Một số triệu chứng lâm sàng khi cá chép nhiễm bệnh herpesvirus mà người nuôi có thể nhận biết là gì?
- Mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh herpesvirus trên cá chép phải bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu độ C thì thích hợp?
Ở nhiệt độ môi trường bao nhiêu thì dễ dẫn đến việc cá chép mắc bệnh herpesvirus?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-6:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 6: Bệnh do Koi herpesvirus ở cá chép quy định về đặc điểm dịch tễ học như sau:
"5 Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Đặc điểm phân bố: Bệnh do KHV là bệnh truyền nhiễm, gây ra ở cá chép nuôi và cá chép cảnh như: Cyprinus carpio, C. carpio koi, C. carpio goi và các dòng cá chép lai. Bệnh đã được ghi nhận ở ít nhất 28 quốc gia. Tại Châu Âu, bệnh được báo cáo ở Romania, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Tại Châu Á, như Trung Quốc (Hồng Kông), Đài Loan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Bệnh cũng được báo cáo ở Nam Phi, Canada và Mỹ. Sự lưu hành của vi rút có thể còn ở nhiều quốc gia khác, tuy nhiên chưa có báo cáo rõ ràng.
Giai đoạn mẫn cảm: cá có thể nhiễm bệnh ở tất cả các giai đoạn, tuy nhiên cá giống từ 2,5 g đến 6 g dễ nhiễm hơn cá lớn trên 230 g.
Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết: Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100 % trong quần thể và tỷ lệ chết từ 70 % đến 80 %, nhưng có thể gia tăng trên 90 %. Cá bị bệnh do KHV rất dễ bị nhiễm các tác nhân thứ cấp khác như ngoại ký sinh trùng: Argulus sp., Chilodonella sp., Cryptobia sp., Dactylogyrus sp., Gyrodactylus sp., Ichthyobodo sp., Ichthyophthirius sp., Trichodina sp., Flavobacterium columnare; vi khuẩn: Aeromonas sp., Pseudomonas sp.; nấm Achlya sp. Bệnh có liên quan đến nhiệt độ nước, xảy ra từ 16 °C đến 29 °C. Trong điều kiện thí nghiệm, tỷ lệ chết giảm ở nhiệt độ dưới 16 °C hoặc nhiệt độ trên 30 °C.
Phương thức truyền lây: Vi rút KHV truyền lây theo chiều ngang, bệnh lây lan từ cá bệnh sang cá khỏe, từ môi trường nước và từ các vật chủ trung gian. Vi rút xâm nhập qua da, mang, đến các cơ quan nội tạng (thận, gan, lách và mô ruột), đồng thời gây ra các tổn thương tại các cơ quan này: sau đó, vi rút tấn công vào nhân, tế bào chất của tế bào vật chủ. KHV có khả năng tồn tại trong môi trường nước ít nhất 4 giờ.
..."
Như vậy, bệnh herpesvirus sẽ dễ xuất hiện trên cá chép nếu nhiệt độ ở môi trường nước mà cá sinh sống từ 16 °C đến 29 °C.
Trong điều kiện thí nghiệm, tỷ lệ các nhiễm bệnh herpesvirus chết giảm ở nhiệt độ dưới 16 °C hoặc nhiệt độ trên 30 °C.
Mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh herpesvirus trên cá chép phải bảo quản ở bao nhiêu độ C thì thích hợp? (Hình từ Internet)
Một số triệu chứng lâm sàng khi cá chép nhiễm bệnh herpesvirus mà người nuôi có thể nhận biết là gì?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-6:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 6: Bệnh do Koi herpesvirus ở cá chép quy định về triệu chứng lâm sàng ở cá chép như sau:
"5 Chẩn đoán lâm sàng
...
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu đầu tiên cá ngạt thở, giảm ăn, bơi gần tầng mặt, mang và da có màu sắc nhợt nhạt, mất nhớt và có thể bị hoại tử, xuất huyết tơ mang, mắt lõm xuống.
Dấu hiệu bệnh tích bên trong: Gan và thận có thể sưng to hơn bình thường, màu sắc của các cơ quan nội tạng bất thường (nhạt hơn hay đậm hơn), đồng thời có thể xuất hiện các điểm xuất huyết.
Trong trường hợp cấp tính: cá chết rất nhanh mà không thể hiện dấu hiệu tổn thương cơ quan nội tạng.
Cơ quan đích của vi rút KHV bao gồm: mang, gan, thận, lách, ruột và máu."
Theo đó, mốt số triệu chứng lâm sàng ở cá chép khi nhiễm bệnh herpesvirus mà người nuôi có thể nhận biết như:
- Cá có dấu hiệu ngạt thở, giảm ăn, bơi gần tầng mặt, mang;
- Da cá chép có màu sắc nhợt nhạt, mất nhớt và có thể bị hoại tử, xuất huyết tơ mang, mắt lõm xuống.
Ngoài triệu chứng lâm sàng bên ngoài của cá chép thì người nuôi có thể quan sát bên trong của cá. Nếu các nhiễm bệnh thì gan và thận có thể sưng to hơn bình thường, màu sắc của các cơ quan nội tạng bất thường (nhạt hơn hay đậm hơn), đồng thời có thể xuất hiện các điểm xuất huyết.
Trong trường hợp cấp tính cá chết rất nhanh mà không thể hiện dấu hiệu tổn thương cơ quan nội tạng.
Mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh herpesvirus trên cá chép phải bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu độ C thì thích hợp?
Theo tiết 6.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-6:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 6: Bệnh do Koi herpesvirus ở cá chép quy định về bảo quản mẫu bệnh phẩm như sau:
"6 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Lấy mẫu và xử lý mẫu bệnh phẩm
6.1.1 Lấy mẫu
- Cá có kích thước nhỏ hơn 4 cm: Lấy cả con từ 5 con đến 10 con;
- Cá có kích thước từ 4 cm đến 6 cm: Lấy mang và toàn bộ phủ tạng từ 5 con đến 10 con;
- Cá có kích thước trên 6 cm: Lấy mang, thận và lách từ 5 con.
CHÚ THÍCH: Khi xét nghiệm cá nhiễm bệnh cận lâm sàng, có biểu hiện khỏe mạnh, ngoài các mẫu mang, thận, lách cần thu thập thêm mẫu ruột và não. Trong trường hợp thực hiện chương trình giám sát bệnh do KHV. Cá được lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của KHV (nhiệt độ trên 17 °C) trong khoảng thời gian 3 tuần. Sau đó, thu mẫu cá đối với những cá có dấu hiệu bệnh hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường, để kiểm tra sự hiện diện của KHV.
Mẫu được bảo quản trong túi nilon hoặc lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C. Mẫu bệnh phẩm gửi đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy, kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm, nếu quá thời gian đó, bệnh phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ đông băng từ âm 20 °C đến âm 80 °C, hoặc có thể bảo quản mẫu.
..."
Theo quy định trên thì cần cho ra các cá thể cá chép có triệu chứng bệnh herpesvirus sau đó lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của KHV (nhiệt độ trên 17 °C) trong khoảng thời gian 3 tuần.
Sau đó, thu mẫu cá đối với những cá có dấu hiệu bệnh hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường, để kiểm tra sự hiện diện của KHV.
Mẫu được bảo quản trong túi nilon hoặc lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C.
Trường hợp mẫu bệnh phẩm gửi đến phòng thí có thời gian quá 24h thì phải bảo quản mẫu ở nhiệt độ đông băng từ âm 20 °C đến âm 80 °C.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?