Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào theo quy định?
- Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
- Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nội dung gì? Kinh phí thực hiện giao quản lý tài sản bố trí từ đâu?
Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào?
Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm có:
(1) Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
(2) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nội dung gì? Kinh phí thực hiện giao quản lý tài sản bố trí từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
b) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan: 01 bản chính;
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan: 01 bản sao.
d) Các hồ sơ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này: 01 bản sao.
4. Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên cơ quan quản lý tài sản.
b) Danh mục tài sản giao (tên tài sản; địa chỉ; loại/cấp/hạng; năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (số lượng/chiều dài/diện tích...); nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có); tình trạng sử dụng của tài sản); cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý hoặc tạm quản lý tài sản).
c) Hình thức giao tài sản.
d) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
5. Căn cứ Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cơ quan, người có thẩm quyền:
a) Cơ quan quản lý tài sản thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật khác có liên quan đối với tài sản quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này; không phải thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản như quy định tại điểm b khoản này.
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý hoặc tạm quản lý tài sản (Bên giao) thực hiện bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý tài sản (Bên nhận) đối với tài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này. Sau khi tiếp nhận tài sản, cơ quan quản lý tài sản thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật khác có liên quan.
6. Kinh phí tổ chức thực hiện việc rà soát, thống kê, phân loại và giao quản lý tài sản được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Tên cơ quan quản lý tài sản.
(2) Danh mục tài sản giao (tên tài sản; địa chỉ; loại/cấp/hạng; năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (số lượng/chiều dài/diện tích...); nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có); tình trạng sử dụng của tài sản); cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý hoặc tạm quản lý tài sản).
(3) Hình thức giao tài sản.
(4) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Theo đó, kinh phí tổ chức thực hiện việc giao quản lý tài sản được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?