Mẫu biên bản chứng nhận việc lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu nào?
- Mẫu biên bản chứng nhận việc lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu nào?
- Phải có mặt của ai khi lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?
- Giám sát việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan được quy định như thế nào?
Mẫu biên bản chứng nhận việc lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu nào?
Mẫu biên bản chứng nhận việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Mẫu số 08/BBLM/GSQL ban hành kèm theo Phụ lục IV Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Tải về Mẫu biên bản chứng nhận việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Phải có mặt của ai khi lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?
Việc có mặt để thực hiện lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
2. Quy định cụ thể về lấy mẫu
a) Trường hợp lấy mẫu theo đề nghị của người khai hải quan để phục vụ việc khai hải quan:
...
a.1.2) Sau khi được cơ quan hải quan thông báo chấp nhận việc lấy mẫu thông qua Hệ thống, người khai hải quan trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu từ chính lô hàng hàng nhập khẩu dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Người khai hải quan được lấy đủ lượng mẫu cần thiết để thực hiện khai báo hải quan.
Toàn bộ mẫu do người khai hải quan lấy sẽ được tính vào lượng hàng khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
a.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan bố trí công chức giám sát việc lấy mẫu của người khai hải quan;
a.2.2) Sau khi giám sát việc lấy mẫu, công chức xác nhận trên 01 bản in Thông báo đề nghị lấy mẫu của người khai hải quan và cập nhật kết quả lấy mẫu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ kiểm tra hải quan hoặc trưng cầu giám định:
b.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích, phân loại thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC;
b.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để trưng cầu giám định:
b.2.1) Địa điểm lấy mẫu: thực hiện tại địa điểm đang lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan hoặc tại chân công trình, cơ sở sản xuất hoặc nhà máy quy định tại Điều 102 Thông tư này;
b.2.2) Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng, đại diện cơ quan hải quan, đại diện tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định (nếu có) và phải lập Biên bản chứng nhận việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 08/BBLM/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, khi lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có đại diện chủ hàng, đại diện cơ quan hải quan, đại diện tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định (nếu có).
Lưu ý: Khi lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ kiểm tra hải quan hoặc trưng cầu giám định phải lập Biên bản chứng nhận việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Mẫu biên bản chứng nhận việc lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Giám sát việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan được quy định như thế nào?
Giám sát việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan được quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
- Cán bộ của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu và lập biên bản xác nhận lấy mẫu theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành;
- Trách nhiệm của người khai hải quan: Căn cứ thời gian, địa điểm, hàng hóa dự kiến lấy mẫu đã được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận, người khai hải quan thông báo việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành theo các chỉ tiêu thông tin theo quy định pháp luật cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa căn cứ thông báo đề nghị lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành của người khai hải quan để giám sát việc lấy mẫu trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;
- Trường hợp hàng hóa lấy mẫu theo thông báo của cơ quan kiểm tra chuyên ngành và thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu hoặc các địa điểm kiểm tra hàng hóa, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa cùng thời điểm lấy mẫu của cơ quan chuyên ngành,
+ Việc lấy mẫu đối với hàng hóa trên trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm dịch phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam và các trường hợp vì yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn phải đưa về các địa điểm kiểm tra chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?
- Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng 3 cho các cầu thủ tuyển Việt Nam là bao nhiêu? Tiêu chuẩn xét tặng Huân chương?
- Kinh doanh hàng hóa nhập lậu là gì? Hàng hóa nhập khẩu không dán tem nhập khẩu là hàng hóa nhập lậu?