Mẫu biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân?
- Mẫu biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân?
- Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân theo Nghị quyết 1186 thế nào?
- Người chủ trì hội nghị cử tri có trách nhiệm giới thiệu danh sách người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân không?
Mẫu biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân?
Mẫu biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân là Mẫu số 01/HNCT ban hành kèm theo Nghị quyết 1186/2021/UBTVQH14 hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
Tải về Mẫu biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân
Mẫu biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân? (Hình từ Internet)
Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân theo Nghị quyết 1186 thế nào?
Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân được quy định cụ thể theo Điều 2 Nghị quyết 1186/2021/UBTVQH14 như sau:
(1) Hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì tổ chức hội nghị cử tri tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đang sinh sống.
Trường hợp người ứng cử cư trú tại khu chung cư, khu đô thị chưa có tổ dân phố thì tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị nơi người đó sinh sống để lấy ý kiến đối với người ứng cử.
(2) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị.
Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách và mời cử tri đến dự hội nghị. Trường hợp tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị chưa có tổ dân phố thì Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Ban quản trị khu chung cư hoặc Ban quản lý khu chung cư, Ban quản trị khu đô thị (nếu có) lập danh sách và mời cử tri cư trú tại tòa nhà khu chung cư hoặc khu đô thị đến dự hội nghị.
(3) Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị.
(4) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị.
Người chủ trì hội nghị cử tri có trách nhiệm giới thiệu danh sách người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 1186/2021/UBTVQH14 quy định về thủ tục tổ chức hội nghị cử tri như sau:
Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri
1. Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị. Người chủ trì có trách nhiệm sau đây:
a) Giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị;
b) Giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định;
c) Báo cáo về số lượng cử tri được mời, số lượng cử tri có mặt;
d) Giới thiệu danh sách người ứng cử;
đ) Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội), tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân) và những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
...
Như vậy, chủ trì hội nghị cử tri sẽ tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị, đồng thời có trách nhiệm giới thiệu danh sách người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân sau khi báo cáo về số lượng cử tri được mời, số lượng cử tri có mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 trường hợp phạm nhân vi phạm được giảm nhẹ hình thức kỷ luật trong thi hành án hình sự theo Nghị định 118?
- Mẫu tờ khai tiền bán đấu giá biển số xe mới nhất 2025 và cách ghi? Tiền đấu giá biển số xe về đâu?
- Mẫu bảng đánh giá nhà cung ứng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu? Bảng đánh giá nhà cung ứng là gì?
- Mẫu Bảng kê gỗ xuất khẩu mới nhất như thế nào? Tải ở đâu? Hướng dẫn cách lập Bảng kê gỗ xuất khẩu chi tiết?
- Thẩm quyền thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương do ai quy định?