Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành chi đoàn các cấp? Tải về file word mẫu biên bản kiểm phiếu bầu?
Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành chi đoàn các cấp? Tải về file word?
Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành chi đoàn các cấp (tham khảo)
>> Xem thêm:
Tải về Phiếu bầu Ban chấp hành chi đoàn mẫu 2
Tải về Phiếu bầu Ban chấp hành chi đoàn mẫu 2
Tải về Phiếu bầu Ban chấp hành chi đoàn mẫu 4
Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành chi đoàn các cấp? Tải về file word mẫu biên bản kiểm phiếu bầu? (Hình từ Internet)
Ban Chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở mỗi tháng họp phải họp ít nhất bao nhiêu lần?
Việc họp ban Chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở được quy định tại Điều 21 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2022 như sau:
Điều 21:
1. Chi đoàn có dưới 9 đoàn viên chỉ bầu Bí thư, Phó Bí thư; từ 9 đoàn viên trở lên bầu Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư. Ban Chấp hành Đoàn cơ sở bầu Ban Thường vụ (nếu có), Bí thư, Phó Bí thư.
2. Ban Chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở và Đoàn cơ sở mỗi tháng họp ít nhất một kỳ, ở những nơi đặc thù do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định.
Theo đó, Ban Chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở mỗi tháng họp ít nhất một kỳ, ở những nơi đặc thù do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định.
Đoàn viên có quyền và nhiệm vụ như thế nào?
Đoàn viên có quyền và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2022 và Điều 3 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2022 như sau:
(1) Đoàn viên có nhiệm vụ:
- Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.
- Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.
(2) Đoàn viên có quyền:
- Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
- Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ chức Đoàn; tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú.
Lưu ý:
Theo Điều 5 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2022, quy định như sau
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.
Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.
- Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
- Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
- Đại hội, hội nghị của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự.
Trường hợp thành viên được triệu tập theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số tổ chức Đoàn trực thuộc tham dự.
Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị khi được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên có mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?