Mẫu biên bản nghiệm thu dịch vụ thông dụng? Biên bản nghiệm thu dịch vụ là gì? Tải về mẫu biên bản?
Biên bản nghiệm thu dịch vụ là gì?
Biên bản nghiệm thu dịch vụ là một văn bản pháp lý được lập ra để ghi nhận việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận rằng một dịch vụ đã được cung cấp và hoàn thành đúng theo yêu cầu, tiêu chuẩn và hợp đồng đã ký kết giữa các bên.
* Mục đích của biên bản nghiệm thu dịch vụ:
- Xác nhận chất lượng: Chứng minh rằng dịch vụ đã được cung cấp đạt chất lượng như đã thỏa thuận.
- Hoàn thành hợp đồng: Là cơ sở để kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa hai bên.
- Thanh toán: Là căn cứ để thực hiện thanh toán cho dịch vụ đã cung cấp.
- Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, biên bản nghiệm thu sẽ là bằng chứng quan trọng để giải quyết.
* Nội dung chính của biên bản nghiệm thu dịch vụ thường bao gồm:
- Thông tin chung: Tên các bên tham gia, ngày tháng lập biên bản, tên dịch vụ được nghiệm thu.
- Nội dung hợp đồng: Tóm tắt các điều khoản chính trong hợp đồng liên quan đến dịch vụ.
- Kết quả nghiệm thu: Đánh giá chi tiết về chất lượng dịch vụ, so sánh với các tiêu chuẩn đã đề ra.
- Kết luận: Xác nhận việc nghiệm thu, đánh giá chung về chất lượng dịch vụ và các thỏa thuận tiếp theo (nếu có).
- Chữ ký của các bên: Đại diện của các bên tham gia ký xác nhận.
* Ví dụ về các dịch vụ thường có biên bản nghiệm thu:
- Dịch vụ tư vấn
- Dịch vụ bảo trì, sửa chữa
- Dịch vụ vận chuyển
- Dịch vụ bảo vệ
- Dịch vụ quảng cáo, ...
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Biên bản nghiệm thu dịch vụ là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản nghiệm thu dịch vụ thông dụng? Tải về mẫu biên bản?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Giá 2023 có giải thích thì: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không thể tách rời nhau.
Hiện tại, không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về Mẫu Biên bản nghiệm thu dịch vụ. Có thể tham khảo mẫu Biên bản nghiệm thu dịch vụ thông dụng dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu Biên bản nghiệm thu dịch vụ
Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận thì bên sử dụng dịch vụ có được yêu cầu bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ Điều 516 Bộ luật Dân sự 2015:
Quyền của bên sử dụng dịch vụ
1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 515 Bộ luật Dân sự 2015:
Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Và Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Trả tiền dịch vụ
1. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
2. Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
3. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo các quy định trên thì bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Tuy nhiên, trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Lưu ý:
- Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(theo Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có được tiết lộ thông tin về hợp đồng mua bán điện không?
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là gì? Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm những nội dung chính nào?
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?