Mẫu Biên bản nghiệm thu thiết bị lắp đặt vào công trình? Bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị trước hay sau khi lắp đặt?
- Mẫu Biên bản nghiệm thu thiết bị lắp đặt vào công trình?
- Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước hay sau khi lắp đặt vào công trình?
- Nhà thầu cung ứng thiết bị lắp đặt vào công trình có phải là chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình?
Mẫu Biên bản nghiệm thu thiết bị lắp đặt vào công trình?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng. Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình có bao gồm việc kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014, Nghị định 06/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu Biên bản nghiệm thu thiết bị lắp đặt vào công trình (Mẫu Biên bản nghiệm thu thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình).
Có thể tham khảo Mẫu Biên bản nghiệm thu thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Biên bản nghiệm thu thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể điều chỉnh mẫu này cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng trường hợp nghiệm thu thiết bị.
Mẫu Biên bản nghiệm thu thiết bị lắp đặt vào công trình? Bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị trước hay sau khi lắp đặt? (Hình từ internet)
Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước hay sau khi lắp đặt vào công trình?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng như sau:
Quy trình bảo trì công trình xây dựng
...
2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình.
Nhà thầu cung ứng thiết bị lắp đặt vào công trình có phải là chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
1. Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm:
a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);
b) Nhà thầu thi công xây dựng;
c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.
2. Các nhà thầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
3. Trường hợp áp dụng hình thức liên danh các nhà thầu, các nhà thầu trong liên danh chịu trách nhiệm về chất lượng đối với công việc do mình thực hiện được phân định trong văn bản thỏa thuận liên danh; văn bản này phải xác định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh và xác định rõ phạm vi, khối lượng công việc thực hiện của từng thành viên trong liên danh; các nội dung này phải được quy định trong hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
...
Theo đó, nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình là một trong các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ? Có được liên doanh để tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ?
- Trường trung học phải có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị thế nào để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục?
- Tổ chức tín dụng có được chuyển nhượng một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để thu hồi nợ không?
- Phim 18+ có phải là phim không được phép phổ biến? Cơ sở điện ảnh sản xuất phim 18+ có nghĩa vụ thế nào?
- Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục như thế nào? Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục?