Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá? Nhóm chỉ tiêu thẩm định?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá? 10 chỉ tiêu đánh giá?
- Nguyên tắc đánh giá và ghi biên bản thẩm định, xếp loại điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá? Nhóm chỉ tiêu thẩm định?
- Phương pháp thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá?
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá? 10 chỉ tiêu đánh giá?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Các hình thức xếp loại
...
2. Tiêu chí xếp loại cụ thể cho từng loại hình cơ sở được nêu tại tài liệu hướng dẫn thẩm định, xếp loại và hoàn thiện biên bản thẩm định quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm áp dụng cho cơ sở nuôi trồng thủy sản là mẫu BB 1.4 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
Tải về Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá
Về chỉ tiêu đánh giá được đề cập tại mẫu BB 1.4 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể gồm:
- Kết cấu và bố trí trên tàu cá;
- Cấu trúc, vật liệu của bề mặt tiếp xúc với thuỷ sản;
- Trang thiết bị bảo quản sản phẩm:
+ Thiết bị cấp đông, làm lạnh (đối với những tàu có thiết bị cấp đông);
+ Kho bảo quản lạnh;
+ Hầm chứa và thùng bảo quản;
- Dụng cụ, hoá chất làm vệ sinh, khử trùng;
- Hóa chất bảo quản;
- Hóa chất bảo quản;
- Hệ thống thoát nước thải;
- Chất thải;
- Vệ sinh cá nhân và sức khoẻ công nhân;
- Điều kiện đảm bảo quản lý chất lượng.
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá? Nhóm chỉ tiêu thẩm định? (hình từ internet)
Nguyên tắc đánh giá và ghi biên bản thẩm định, xếp loại điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá? Nhóm chỉ tiêu thẩm định?
Cũng theo mẫu BB 1.4 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT có đề cập về nguyên tắc đánh giá và ghi biên bản thẩm định, xếp loại điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá như sau:
(1) Ghi biên bản thẩm định
- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.
- Thẩm định và ghi thông tin chính xác.
- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.
(2) Nguyên tắc đánh giá
- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.
- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [ ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [ ].
- Dùng ký hiệu X hoặc dấu tích đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.
- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (đạt), Mi (lỗi mức nhẹ), Ma (lỗi mức nặng), Se (lỗi mức nghiêm trọng).
- Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột ‘Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.
Về nhóm chỉ tiêu thẩm định được nêu tại mẫu BB 1.4 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể gồm:
(1) Kết cấu và bố trí trên tàu cá;
(2) Cấu trúc, vật liệu của bề mặt tiếp xúc với thủy sản;
(3) Trang thiết bị bảo quản sản phẩm;
(4) Dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh, khử trùng;
(5) Hóa chất bảo quản;
(6) Hệ thống cung cấp nước và nước đá;
(7) Chất thải;
(8) Vệ sinh cá nhân và sức khỏe công nhân;
(9) Điều kiện đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng;
(10) Thực hiện hoạt động quản lý chất lượng và truy xuất nguồn nguyên liệu.
Phương pháp thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá?
Tại Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nội dung, phương pháp thẩm định
1. Nội dung thẩm định
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị;
b) Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý an toàn thực phẩm;
c) Việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chương trình quản lý an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa;
d) Việc lấy mẫu kiểm nghiệm: Lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung thẩm định đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
2. Phương pháp thẩm định: xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu, hiện trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, lấy mẫu khi cần thiết.
Như vậy, phương pháp thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá bao gồm xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu, hiện trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, lấy mẫu khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?