Mẫu cam kết nguồn cung cấp tài chính và tín dụng cho nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Mẫu cam kết nguồn cung cấp tài chính và tín dụng cho nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Tiêu chuẩn đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư về vốn chủ sở hữu được xác định như thế nào?
- Hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ hợp lệ khi đáp ứng những điều kiện gì?
Mẫu cam kết nguồn cung cấp tài chính và tín dụng cho nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
Mẫu cam kết nguồn cung cấp tài chính và tín dụng cho nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu số 07 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BKHĐT.
Tải về Mẫu cam kết nguồn cung cấp tài chính, tín dụng cho nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Mẫu cam kết nguồn cung cấp tài chính và tín dụng cho nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư về vốn chủ sở hữu được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm
1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính, khả năng thu xếp vốn gồm các tiêu chí sau đây:
a) Yêu cầu về vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở tổng vốn đầu tư của dự án;
Đối với dự án quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định này và có sử dụng đất, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với các dự án khác, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực. Trường hợp pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực không quy định thì yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư.
Trường hợp liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh. Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%.
b) Yêu cầu về khả năng huy động vốn vay của nhà đầu tư; trường hợp liên danh, vốn vay của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn vay của các thành viên liên danh;
c) Yêu cầu về các chỉ tiêu tài chính (nếu có).
...
Theo đó, một trong những tiêu chí đánh giá về năng lực tài chính và khả năng thu xếp vốn của nhà đầu tư là yêu cầu về vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở tổng vốn đầu tư của dự án. Cụ thể:
- Đối với dự án quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP và có sử dụng đất, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Đối với các dự án khác, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
- Trường hợp pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực không quy định thì yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư.
- Trường hợp liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh.
- Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%.
Hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ hợp lệ khi đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Có đơn dự thầu hợp lệ, được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
- Giá trị ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ; không đề xuất giá trị khác nhau về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Có bảo đảm dự thầu hợp lệ;
- Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
- Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
- Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?