Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Chất lượng sản phẩm hàng hóa là gì? Người tiêu dùng có phải là tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa không?
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa mới nhất?
- Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu về chất lượng sản phẩm hàng hóa không phù hợp với thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
Chất lượng sản phẩm hàng hóa là gì? Người tiêu dùng có phải là tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa không?
Căn cứ Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
2. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.
3. Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 1) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
4. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
5. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất (sau đây gọi là người sản xuất), nhập khẩu (sau đây gọi là người nhập khẩu), xuất khẩu (sau đây gọi là người xuất khẩu), bán hàng, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là người bán hàng).
7. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
...
Theo đó, chất lượng sản phẩm hàng hóa được hiểu là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Bên cạnh đó, quy định trên cũng có nêu: tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? (Hình từ Internet)
Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa mới nhất?
Hiện nay, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể về Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Có thể tham khảo Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu về chất lượng sản phẩm hàng hóa không phù hợp với thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Điều 54 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
1. Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu, người bán hàng hoặc giữa các thương nhân với nhau do sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng.
2. Tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng và các bên có liên quan do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
Theo đó, tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu về chất lượng sản phẩm hàng hóa không phù hợp với thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng là trạnh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Và theo quy định tại Điều 55 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Thương lượng giữa các bên tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung gian.
3. Giải quyết tại trọng tài hoặc toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại trọng tài hoặc toà án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng trọng tài hoặc tố tụng dân sự.
Theo đó, tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu về chất lượng sản phẩm hàng hóa không phù hợp với thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Lưu ý: Trường hợp các bên có thỏa thuận về hình thức giải quyết tranh chấp không do Tòa án giải quyết thì tiến hành thực hiện theo hợp đồng đã thỏa thuận.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại toà án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì thời hiệu khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường là 02 năm, kể từ thời điểm các bên được thông báo về thiệt hại với điều kiện:
- Thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa có ghi hạn sử dụng;
- Thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa 05 năm kể từ ngày giao hàng đối với sản phẩm, hàng hóa không ghi hạn sử dụng.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hàng hóa không bảo đảm chất lượng là 02 năm, nhưng phải trong thời hạn sử dụng hoặc thời hạn 05 năm kể từ giao hàng tùy từng trường hợp hàng hóa có ghi hạn sử dụng hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?