Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y mới nhất hiện nay là mẫu nào? Kích thước chứng chỉ?
Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y mới nhất hiện nay là mẫu nào? Kích thước chứng chỉ?
Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BYT.
Kích thước Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y: 19x27 cm - khổ ngang.
TẢI VỀ mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y mới nhất 2023
Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y mới nhất hiện nay là mẫu nào? Kích thước chứng chỉ? (Hình từ Internet)
Người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y khi đáp ứng đủ các yêu cầu nào?
Người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y khi đáp ứng đủ các yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-BYT như sau:
Cấp chứng chỉ
1. Người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y hoặc giám định pháp y tâm thần khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Không vi phạm các quy định của khóa đào tạo;
b) Tham gia đầy đủ thời gian đào tạo và tích lũy đủ nội dung của chương trình đào tạo;
c) Kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực đạt yêu cầu của khóa đào tạo;
d) Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của người học đối với cơ sở đào tạo.
2. Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y hoặc nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y và đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần là một trong những điều kiện để bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y và pháp y tâm thần theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Theo đó, người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
- Không vi phạm các quy định của khóa đào tạo;
- Tham gia đầy đủ thời gian đào tạo và tích lũy đủ nội dung của chương trình đào tạo;
- Kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực đạt yêu cầu của khóa đào tạo;
- Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của người học đối với cơ sở đào tạo.
Lưu ý: Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y là một trong những điều kiện để bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y theo quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, cụ thể:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
...
Ngoài ra, cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y là Viện Pháp y quốc gia trực thuộc Bộ Y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2019/TT-BYT như sau:
Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần
1, Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y là Viện Pháp y quốc gia trực thuộc Bộ Y tế;
2. Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần bao gồm:
a) Viện Pháp y Tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế;
b) Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa trực thuộc Bộ Y tế.
Đào tạo về nghiệp vụ giám định pháp y bao gồm những nội dung nào?
Nội dung đào tạo về nghiệp vụ giám định pháp y theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-BYT như sau:
Nội dung đào tạo về nghiệp vụ giám định pháp y
1. Khái quát về chuyên ngành Pháp y.
2. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định trên người sống.
3. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định pháp y trên tử thi, hài cốt.
4. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định di truyền học pháp y.
5. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định mô bệnh học trong pháp y.
6. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định pháp y độc học.
7. Chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến thiên tai, thảm họa.
8. Thực nghiệm và thực tế tại địa phương.
9. Kiến thức pháp luật liên quan đến công tác giám định pháp y.
Như vậy, nội dung đào tạo về nghiệp vụ giám định pháp y gồm:
- Khái quát về chuyên ngành Pháp y.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định trên người sống.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định pháp y trên tử thi, hài cốt.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định di truyền học pháp y.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định mô bệnh học trong pháp y.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định pháp y độc học.
- Chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến thiên tai, thảm họa.
- Thực nghiệm và thực tế tại địa phương.
- Kiến thức pháp luật liên quan đến công tác giám định pháp y.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?