Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH? Trường hợp nào doanh nghiệp cần giải trình chênh lệch BHXH?

Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH mới nhất? Trường hợp nào doanh nghiệp cần giải trình chênh lệch BHXH theo quy định của pháp luật? Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động hiện nay là bao nhiêu?

Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định cụ thể về Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH, tuy nhiên Quý khách hàng có thể tham khảo một số mẫu dưới đây:

A. Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH số 1:

Tải về Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH số 1

B. Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH số 2:

Tải về Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH số 2

Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH? Trường hợp nào doanh nghiệp cần giải trình chênh lệch BHXH?

Mẫu Công văn giải trình chênh lệch BHXH? Trường hợp nào doanh nghiệp cần giải trình chênh lệch BHXH? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào doanh nghiệp cần giải trình chênh lệch BHXH?

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 03/2024/NĐ-CP thì trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Và tại Điều 36 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 thì các trường hợp doanh nghiệp có thể sẽ bị thanh tra khi:

(A) Trường hợp 1: Chậm đóng trên 02 tháng đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng 03 tháng; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng.

Trong trường hợp này, cán bộ Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ thực hiện:

Bước 1: Gửi Thông báo đôn đốc 10 ngày một lần. Sau 02 lần gửi văn bản đôn đốc, đối với các đơn vị đã gửi thông báo nhưng không thực hiện đóng tiền lập Danh sách đề nghị thanh tra đột xuất (Mẫu D04m-TS) chuyển Phòng Thanh tra - Kiểm tra.

Tải về Mẫu D04m-TS: Danh sách đề nghị thanh tra đột xuất

Bước 2: Cập nhật kết quả thanh tra vào phần mềm quản lý theo Báo cáo tình hình thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN đột xuất (Mẫu số 01-TTTĐ).

Bước 3: Lập danh sách đơn vị đã thanh tra nhưng cố tình không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

(A) Trường hợp 2: Có dấu hiệu hoặc cố tình vi phạm như:

- Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN;

- Đóng không đúng tiền lương của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng;

- Khai man, giả mạo hồ sơ

Trong trường hợp này, báo cáo đề xuất Giám đốc để tổ chức thanh tra chuyên ngành và xử lý theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Phòng Thanh tra - Kiểm tra: Trình Giám đốc BHXH tỉnh ban hành Quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất đối với đơn vị

- Chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNTĐ, BNN;

- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ tiền lương của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng;

- Khai man, giả mạo hồ sơ.

Đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Đặc biệt, doanh nghiệp cũng có thể bị thanh tra khi bị phát hiện số tiền lương và số lượng người lao động khai ở bảng lương nộp cho bên Cơ quan thuế có sự chênh lệch so với thông số tiền lương và lượng người đăng ký tham gia BHXH (hay thường được gọi là việc số người đóng bảo hiểm không bằng số người lao động thực tế tại doanh nghiệp).

Theo đó, doanh nghiệp có thể sẽ rơi vào trường hợp vừa bị thanh tra BHXH, vừa bị thanh tra thuế. Khi đó, doanh nghiệp cần phải giải trình các sai lệch về thông tin được thể hiện trên sổ sách kế toán, báo cáo thuế và quyết toán thuế TNCN với cơ quan có thẩm quyền.

Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định 58/2020/NĐ-CP, hằng tháng, doanh nghiệp sẽ phải trích một phần quỹ lương để đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp với tỷ lệ doanh nghiệp đóng tổng cộng 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động, cụ thể như sau:

Người Sử Dụng Lao Động

Quỹ BHXH

(Quỹ hưu trí, tử tuất + Quỹ ốm đau, thai sản )

Quỹ TNLĐ-BNN

Quỹ BHTN

Quỹ BHYT

Tổng mức đóng

Việt Nam

14% (1) + 3% (2)

0,5% (3)/ 0,3% (4)

1% (5)

3% (6)

21,5%/ 21,3%

Nước ngoài

14% (1) + 3% (2)

0,5% (3)/ 0,3% (4)

0%

3% (6)

20,5%/ 20,3%

Ghi chú:

(1) Điểm c khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

(2) Điểm a khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

(3) Điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;

(4) Điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP:

Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định này nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;

- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

(5) Điểm b khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013;

(6) Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014 và Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Đóng trùng bảo hiểm xã hội người lao động có được hoàn trả tiền hay không? Những trường hợp nào người lao động được hoàn trả bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi hết thời hạn tạm dừng có cần phải đóng bù không?
Pháp luật
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
Pháp luật
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 10 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
Pháp luật
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025 tại TPHCM theo Công văn 8217 thế nào?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 từ 1/7/2024 của NLĐ có tăng khi tăng lương tối thiểu không?
Pháp luật
Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ không? Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
627 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào