Mẫu công văn theo Nghị định 30: Cách soạn thảo chi tiết? Tải về Mẫu công văn theo Nghị định 30 mới nhất?
Tải về Mẫu công văn theo Nghị định 30 mới nhất?
Mẫu công văn theo Nghị định 30 là Mẫu 1.5 được quy định tại Phần II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Tải về Mẫu công văn theo Nghị định 30
Mẫu công văn theo Nghị định 30: Cách soạn thảo chi tiết? Tải về Mẫu công văn theo Nghị định 30 mới nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu công văn theo Nghị định 30: Cách soạn thảo chi tiết?
Cách soạn thảo Mẫu công văn theo Nghị định 30 - Mẫu 1.5 được quy định tại Phần II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Mẫu 1.5 - Công văn
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN(1) TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC(2) Số: /...(3)...-...(4)... V/v..........(6)....... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...(5)..., ngày... tháng... năm... |
Kính gửi:
- ............................................................;
- .............................................................
.........................................................7............................................./.
Nơi nhận: - Như trên; - ..............; - Lưu: VT,...(8)...(9)... | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
.............................................................(10)........................................
Ghi chú:
Chú thích 1. Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
Chú thích 2. Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
Chú thích 3. Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
Chú thích 4. Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
Chú thích 5. Địa danh.
Chú thích 6. Trích yếu nội dung công văn.
Chú thích 7. Nội dung công văn.
Chú thích 8. Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
Chú thích 9. Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Chú thích 10. Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax (nếu cần).
Lưu ý về cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức và viết hoa các trường hợp khác (Phần IV, V Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP)
VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài chính,...
b) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng,...
2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),...
b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh. Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,...
VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.
2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng. Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động,...
3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Tôn Thất Tùng,...
4. Danh từ chung đã riêng hóa
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),...
5. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10,...
6. Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội,...
7. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Ví dụ:
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.
8. Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm
a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân,...
b) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán.
c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,...
9. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều Trần, Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám,...
10. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản,...
>>> Xem thêm:
>> Tải về Xem trọn bộ mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản chuẩn
>> Tải về Trọn bộ thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản chuẩn
Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính theo Nghị định 30?
Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính được quy định tại Mục IV Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Vị trí trình bày các thành phần thể thức
Ô số | : | Thành phần thể thức văn bản |
1 | : | Quốc hiệu và Tiêu ngữ |
2 | : | Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
3 | : | Số, ký hiệu của văn bản |
4 | : | Địa danh và thời gian ban hành văn bản |
5a | : | Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
5b | : | Trích yếu nội dung công văn |
6 | : | Nội dung văn bản |
7a, 7b, 7c | : | Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền |
8 | : | Dấu, Chữ ký số của cơ quan, tổ chức |
9a, 9b | : | Nơi nhận |
10a | : | Dấu chỉ độ mật |
10b | : | Dấu chỉ mức độ khẩn |
11 | : | Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành |
12 | : | Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành |
13 | : | Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax. |
14 | : | Chữ ký số của cơ quan, tổ chức cho bản sao văn bản sang định dạng điện tử |
(2) Sơ đồ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 22 12 có sự kiện gì? Ngày 22 12 có gì đặc biệt? Ngày 22 12 là ngày lễ lớn của Đất nước đúng không?
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia từ 15 tháng 11 chuẩn Thông tư 69?
- Mẫu báo cáo tồn kho hàng hóa là mẫu nào? Tải về file word, excel mẫu báo cáo tồn kho hàng hóa mới nhất?
- Mẫu công văn theo Nghị định 30: Cách soạn thảo chi tiết? Tải về Mẫu công văn theo Nghị định 30 mới nhất?
- Tổng hợp 05 mẫu về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường mới nhất chuẩn Nghị định 148?