Mẫu công văn thông báo hết hàng gửi khách hàng của công ty? Quy định về khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng?
Công văn thông báo hết hàng là gì?
Công văn thông báo hết hàng là một loại văn bản hành chính được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại nhằm thông báo cho các bên liên quan (như khách hàng, đối tác, nhà cung cấp) về việc một sản phẩm hoặc hàng hóa nào đó đã hết hàng và không còn sẵn có để cung cấp. Công văn này thường được lập bởi các doanh nghiệp, cửa hàng hoặc nhà phân phối khi gặp phải tình trạng hết hàng.
Thông thường, nội dung chính của công văn thông báo hết hàng bao gồm:
(1) Thông tin người gửi:
Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên lạc của người gửi công văn.
(2) Thông tin người nhận:
Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của người nhận công văn.
(3) Tiêu đề công văn:
Tiêu đề rõ ràng, ví dụ: "Công văn thông báo hết hàng".
(4) Nội dung thông báo:
Thông báo cụ thể về việc hết hàng, bao gồm tên sản phẩm, mã hàng (nếu có), số lượng đã hết và lý do hết hàng (nếu cần thiết).
Thời gian dự kiến có hàng trở lại (nếu có thông tin).
Đề xuất các giải pháp thay thế (nếu có), chẳng hạn như sản phẩm tương tự hoặc thời gian chờ đợi.
(5) Kết luận:
Lời cảm ơn đến người nhận đã quan tâm và thông cảm về tình trạng hết hàng.
Thông tin liên lạc để giải đáp thắc mắc hoặc hỗ trợ thêm.
(6) Chữ ký và đóng dấu:
Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu của công ty (nếu có).
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu công văn thông báo hết hàng gửi khách hàng của công ty? Quy định về khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng? (Hình từ Internet)
Mẫu công văn thông báo hết hàng gửi khách hàng của công ty?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật liên quan không có quy định cụ thể về Mẫu công văn thông báo hết hàng dành cho công ty gửi khách hàng.
Có thể tham khảo Mẫu công văn thông báo hết hàng dành cho công ty gửi khách hàng dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu công văn thông báo hết hàng dành cho công ty gửi khách hàng
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Căn cứ theo Điều 34 Luật Thương mại 2005 thì bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Quy định về khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
Theo quy định tại Điều 41 Luật Thương mại 2005 có quy định khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng quy định tại Điều 39 Luật Thương mại 2005 như sau:
(1) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
(2) Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại (1) mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Bên cạnh đó, cần lưu ý trường hợp trong hợp đồng mua bán hàng hóa không có quy định cụ thể thì hàng hoá bị coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
(2) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
(3) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
(4) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Đồng thời, bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa.
Theo khoản 3 Điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định trường hợp bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó (trừ trường hợp có thoả thuận khác).
Và trong trường hợp tạm ngừng thanh toán mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết Ất Tỵ cho đối tác, khách hàng ý nghĩa, thiết thực nhất? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào?
- Gợi ý quà Tết cho bố mẹ chồng, quà biếu bố mẹ vợ Tết Ất Tỵ đẹp, sang trọng? Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ được quy định thế nào?
- Lời chúc Tết Ất Tỵ của phụ huynh cho cô giáo, thầy giáo nhân dịp năm mới? Được tặng phong bì Tết thầy cô nên xử lý thế nào?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký công ty mới nhất? Tải mẫu biên bản họp?
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?