Mẫu Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân là mẫu nào? Có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thương nhân không?
- Mẫu Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân là mẫu nào?
- Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thương nhân không?
- Trách nhiệm của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như thế nào?
Mẫu Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân là mẫu nào?
Mẫu Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân là Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Tải về Mẫu Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân.
Mẫu Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân là mẫu nào? Có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thương nhân không? (Hình từ Internet)
Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thương nhân không?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về đăng ký hồ sơ thương nhân:
Đăng ký hồ sơ thương nhân
1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
c) Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thương nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì:
(i) Hồ sơ thương nhân được khai báo qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Bộ Công Thương khuyến khích thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử.
Trong trường hợp không thể đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử, thương nhân được phép lựa chọn nộp bộ hồ sơ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
(ii) Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được cập nhật tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật 2 năm một lần.
Trách nhiệm của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại Điều 24 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Chứng minh hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và xác định xuất xứ hàng hóa, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu ủy quyền.
- Có trách nhiệm làm việc với nhà sản xuất hàng hóa để yêu cầu kê khai xuất xứ và cung cấp các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ trong trường hợp thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thương nhân xuất khẩu nhưng không phải nhà sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu đó.
- Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
- Thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa việc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp bị từ chối.
- Có trách nhiệm làm việc, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác xác minh xuất xứ hàng hóa và bố trí đi kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông đường bộ là gì? Nguyên tắc giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định thế nào?
- Phương thức và tiêu chí tuyển sinh 2025 USTH Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội? Lịch tuyển sinh?
- Tổ chức, cá nhân dạy thêm học thêm ngoài nhà trường phải công khai những thông tin nào từ 14/02/2025?
- Valentine Đen là ngày gì? Valentine trắng là ngày gì? Valentine đỏ là ngày gì? Ý nghĩa của Valentine Đen, Valentine trắng và Valentine đỏ?
- Bệnh cúm mùa là gì, có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh cúm mùa? Cách chữa trị bệnh cúm mùa theo hướng dẫn Bộ Y tế?