Mẫu dấu thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 175 như thế nào? Tải mẫu?
- Tải mẫu dấu thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 175?
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Nội dung chủ yếu trong quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư gồm những gì?
Tải mẫu dấu thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 175?
Mẫu dấu thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng được quy định là Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu dấu thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng
Mẫu dấu thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 175 như thế nào? Tải mẫu? (Hình từ Internet)
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
(1) Khách quan, minh bạch về trình tự, thủ tục, hồ sơ, kết quả thẩm định và tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính trong quá trình thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
(2) Việc lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, phê duyệt dự án được thực hiện với toàn bộ dự án, từng dự án thành phần, hoặc theo giai đoạn thực hiện đối với một hoặc một số công trình của dự án (theo phân kỳ đầu tư) bảo đảm các yêu cầu nêu tại quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quy định của pháp luật có liên quan.
(3) Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện đối với toàn bộ các công trình hoặc từng công trình của dự án hoặc từng phần của công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung và các cơ sở tính toán giữa các giai đoạn và với thiết kế cơ sở được thẩm định, phê duyệt.
(4) Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đúng thẩm quyền hoặc theo ủy quyền sau khi dự án, thiết kế xây dựng được các cơ quan có thẩm quyền kết luận đủ điều kiện và được cơ quan chủ trì thẩm định tổng hợp, trình phê duyệt theo quy định.
(5) Việc lập, thẩm định, phê duyệt đối với việc dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở điều chỉnh được thực hiện đối với riêng nội dung điều chỉnh hoặc cho toàn bộ nội dung của dự án, thiết kế xây dựng.
Nội dung chủ yếu trong quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 48 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
1. Việc phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt, gồm các nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên công trình hoặc từng phần công trình;
b) Tên dự án;
c) Loại, cấp công trình;
d) Địa điểm xây dựng;
đ) Nhà thầu lập báo cáo khảo sát xây dựng;
e) Nhà thầu lập thiết kế xây dựng;
g) Đơn vị thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có);
h) Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có);
i) Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình;
k) Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí;
l) Các nội dung khác.
2. Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục I Nghị định này.
3. Trong trường hợp thực hiện quản lý dự án theo hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc Ban quản lý dự án một dự án, Chủ đầu tư được ủy quyền cho Ban quản lý dự án trực thuộc phê duyệt thiết kế xây dựng.
4. Người được giao phê duyệt thiết kế xây dựng đóng dấu, ký xác nhận trực tiếp vào hồ sơ thiết kế xây dựng được phê duyệt (gồm thuyết minh và bản vẽ thiết kế). Mẫu dấu phê duyệt thiết kế xây dựng quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định này.
5. Trường hợp công trình được lập, thẩm định theo bộ phận công trình, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền phê duyệt các nội dung tại khoản 1 Điều này đối với bộ phận công trình được thẩm định. Sau khi kết thúc thẩm định toàn bộ bộ phận công trình, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
Như vậy, nội dung chủ yếu trong quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư bao gồm:
- Tên công trình hoặc từng phần công trình;
- Tên dự án;
- Loại, cấp công trình;
- Địa điểm xây dựng;
- Nhà thầu lập báo cáo khảo sát xây dựng;
- Nhà thầu lập thiết kế xây dựng;
- Đơn vị thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có);
- Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có);
- Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình;
- Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí;
- Các nội dung khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịp Tết Nguyên đán, phạm nhân được gặp thân nhân tối đa mấy giờ trong một lần gặp theo quy định?
- Dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh là gì? Sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trong trường hợp nào?
- Đánh giá công nghệ có nằm trong loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ? Điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ?
- Tổ chức trong nước được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phụ thuộc vào nơi cư trú không?