Mẫu đề nghị công nhận kết quả bầu bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ của Chi bộ? Tải về mẫu đề nghị?
Mẫu đề nghị công nhận kết quả bầu bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ của Chi bộ? Tải về mẫu đề nghị?
Cá nhân, tổ chức có liên quan có thể tự soạn hoặc tham khảo mẫu đề nghị công nhận kết quả bầu bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ của Chi bộ dưới đây:
Tải về Mẫu đề nghị công nhận kết quả bầu bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ của Chi bộ
Lưu ý:
Chi bộ là cơ quan trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu nộp đảng phí. Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng 1 lần.
(Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011).
Mẫu đề nghị công nhận kết quả bầu bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ của Chi bộ? Tải về mẫu đề nghị? (Hình từ Internet)
Cấp uỷ có thể triệu tập đại quyết định bầu bổ sung khi có quyết định tách đảng bộ khi đã bầu xong đại biểu không?
Việc đề cử và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên được quy định tại tiểu mục 11.4 Mục 11 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của cấp uỷ triệu tập đại hội; số lượng, phân bổ đại biểu; bầu và chỉ định đại biểu dự đại hội đảng bộ các cấp
...
11.4.4. Không được cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu chính thức trong các trường hợp sau:
a) Đại hội cấp dưới bầu không đủ số lượng đại biểu chính thức được phân bổ.
b) Cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội.
c) Đại biểu chính thức bị bác tư cách.
Đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội mà không có đại biểu dự khuyết thay thế thì không tính vào tổng số đại biểu được triệu tập dự đại hội khi tính kết quả bầu cử.
11.4.5. Trường hợp đặc biệt, ở đảng bộ đã bầu xong đại biểu lại có quyết định tách đảng bộ đó thành một số đảng bộ mới, thì cấp uỷ triệu tập đại hội có thể quyết định bầu bổ sung một số đại biểu cho các đảng bộ mới đó phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 11 Điều lệ Đảng về phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc.
...
Theo đó, trường hợp đặc biệt, ở đảng bộ đã bầu xong đại biểu lại có quyết định tách đảng bộ đó thành một số đảng bộ mới, thì cấp uỷ triệu tập đại hội có thể quyết định bầu bổ sung một số đại biểu cho các đảng bộ mới đó phù hợp với quy định tại khoản 2, Điều 11 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 về phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc.
Quyền và nhiệm vụ của Đảng viên là gì?
Quyền và nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG VIÊN
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
QUYỀN CỦA ĐẢNG VIÊN
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
+ Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?