Mẫu đơn đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gồm những tài liệu nào?
- Số lượng hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần phải nộp gồm bao nhiêu bản?
- Tổ chức có phòng thí nghiệm đăng ký công nhận phòng thí nghiêm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gửi hồ sơ tới cơ quan nào?
Mẫu đơn đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mẫu P4-ĐK ban hành kèm theo Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về sinh vật biến đổi gen mới nhất hiện nay như sau:
Tải mẫu đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen: TẠI ĐÂY.
Mẫu đơn đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điêu 11 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN quy định cụ thể:
Hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký (theo mẫu P4-ĐK quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao Quyết định thành lập và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
c) Bản sao Quyết định thành lập phòng thí nghiệm và các văn bản khác có liên quan đến phòng thí nghiệm của tổ chức;
d) Thuyết minh về năng lực của phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen (theo mẫu P5-NL quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Tóm tắt hoạt động của tổ chức có phòng thí nghiệm, lý lịch khoa học của các cán bộ cơ hữu, chứng chỉ tập huấn an toàn sinh học (theo các mẫu P6-NLTC, P7-NLCN và P8-CC quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này), bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng dài hạn của các cán bộ cơ hữu, quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí nghiệm;
e) Bản sao nguồn gốc trang thiết bị, chứng chỉ kiểm định hiệu chuẩn thiết bị (nếu có);
g) Nội quy vận hành phòng thí nghiệm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gồm những tài liệu sau:
- Đơn đăng ký;
- Bản sao Quyết định thành lập và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
- Bản sao Quyết định thành lập phòng thí nghiệm và các văn bản khác có liên quan đến phòng thí nghiệm của tổ chức;
- Thuyết minh về năng lực của phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen;
- Tóm tắt hoạt động của tổ chức có phòng thí nghiệm, lý lịch khoa học của các cán bộ cơ hữu, chứng chỉ tập huấn an toàn sinh học, bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng dài hạn của các cán bộ cơ hữu, quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí nghiệm;
- Bản sao nguồn gốc trang thiết bị, chứng chỉ kiểm định hiệu chuẩn thiết bị (nếu có);
- Nội quy vận hành phòng thí nghiệm.
Số lượng hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần phải nộp gồm bao nhiêu bản?
Số lượng hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần phải nộp gồm bao nhiêu bản, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen như sau:
Hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
…
2. Số lượng hồ sơ cần nộp gồm: 01 bản gốc, 02 bản sao và 01 bản điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì Số lượng hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần phải nộp gồm: 01 bản gốc, 02 bản sao và 01 bản điện tử.
Tổ chức có phòng thí nghiệm đăng ký công nhận phòng thí nghiêm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gửi hồ sơ tới cơ quan nào?
Tổ chức có phòng thí nghiệm đăng ký công nhận phòng thí nghiêm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gửi hồ sơ tới cơ quan được quy định tại Điều 10 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN quy định cụ thể:
Đăng ký công nhận Phòng thí nghiêm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
1. Tổ chức có phòng thí nghiệm đăng ký thực hiện các hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần nộp hồ sơ gửi về Bộ Khoa học vầ Công nghệ để được xem xét công nhận.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, đơn vị tiếp nhận hồ sơ của Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm trả lời cho tổ chức đăng ký về tính đầy đủ của hồ sơ hoặc các yêu cầu cần bổ sung theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức có phòng thí nghiệm đăng ký công nhận Phòng thí nghiêm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen cần nộp hồ sơ gửi về Bộ Khoa học vầ Công nghệ để được xem xét công nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền lương tháng CBCCVC khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 gồm các khoản nào? Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất?
- Mẫu Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư để thực hiện dự án xây dựng? Tải mẫu?
- Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không 2025 theo Nghị định 168? Quy định lắp gương chiếu hậu xe máy?
- Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh mới nhất? Cách viết mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh? Tải về?