Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới nhất hiện nay?
- Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới nhất hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại gồm những gì?
- Cơ quan nào có quyền đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại?
Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới nhất hiện nay?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BCT thì mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới nhất hiện nay tại đây
Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2015/TT-BCT như sau:
Hồ sơ, trình tự đăng ký dấu nghiệp vụ
1. Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ bao gồm:
a) 01 (Một) bản chính Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (Một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:
- Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện;
- Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký.
2. Trường hợp thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì thương nhân gửi bản scan từ bản gốc các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ:
a) Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho thương nhân yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân bằng văn bản.
Theo đó, hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại gồm những tài liệu sau:
- 01 (Một) bản chính Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ.
- 01 (Một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:
+ Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
+ Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
- Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ thì cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho thương nhân yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Và trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân bằng văn bản.
Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại?
Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2015/TT-BCT như sau:
Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ
1. Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là Sở Công Thương tại nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.
2. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ:
a) Thực hiện đăng ký dấu nghiệp vụ quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này;
b) Thực hiện đầy đủ các chế độ lưu trữ hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
c) Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại; tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định khi cần thiết để kịp thời xóa đăng ký dấu nghiệp vụ trong những trường hợp quy định tại Điều 12 của Nghị định số 20/2006/NĐ-CP;
d) Kịp thời báo cáo và phối hợp với Bộ Công Thương trong trường hợp phát sinh vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai.
Như vậy, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là Sở Công Thương tại nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?