Mẫu đơn đăng ký mua cổ phần tại ngân hàng thương mại đối với tổ chức mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu đơn đăng ký mua cổ phần tại ngân hàng thương mại đối với tổ chức mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ có phải làm cam kết thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền chấp nhận cho ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ?
Mẫu đơn đăng ký mua cổ phần tại ngân hàng thương mại đối với tổ chức mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Đơn đăng ký mua cổ phần tại ngân hàng thương mại đối với tổ chức được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 05b ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TT-NHNN.
TẢI VỀ Mẫu đơn đăng ký mua cổ phần tại ngân hàng thương mại đối với tổ chức.
Mẫu đơn đăng ký mua cổ phần tại ngân hàng thương mại đối với tổ chức mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ có phải làm cam kết thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần không?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 50/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-NHNN) quy định như sau:
Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ quy định tại Điều 11 Thông tư này
1. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(i) Mức vốn điều lệ hiện tại và mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
(ii) Cam kết thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần về quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua; không được mua dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định về cổ đông lớn, cổ đông lớn và người có liên quan;
(iii) Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ dẫn đến việc hình thành cổ đông lớn hoặc cổ đông lớn trở thành cổ đông thường hoặc cổ đông lớn mua cổ phần, văn bản đề nghị phải bao gồm các thông tin sau: tên cổ đông, tỷ lệ cổ phần sở hữu trước và dự kiến sau khi ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ;
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ ngoài các trường hợp sau đây thì phải làm cam kết thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần.
- Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi,
- Tăng mức vốn điều lệ từ các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật.
Cam kết thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần về quyền và nghĩa vụ của cổ đông, trong đó bao gồm:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua; không được mua dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định về cổ đông lớn, cổ đông lớn và người có liên quan.
Cơ quan nào có thẩm quyền chấp nhận cho ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 50/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về:
a) Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi, việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) đối với các nội dung sau:
(i) Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại; thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại, mức vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 50/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-NHNN) quy định:
Thẩm quyền chấp thuận thay đổi
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận những nội dung thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; nội dung thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chấp thuận những nội dung thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở trên địa bàn trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo các quy định trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận cho ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?