Mẫu đơn đăng ký thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
- Thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là gì?
- Mẫu đơn đăng ký thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
- Hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện gồm những tài liệu nào?
- Việc mở hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định thế nào?
- Việc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện có những chi phí nào?
Thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2012/TT-BTTTT thì thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là việc lựa chọn các doanh nghiệp được quyền sử dụng khối băng tần, kênh tần số thông qua việc đánh giá Hồ sơ thi tuyển của doanh nghiệp theo các điều kiện quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển.
Tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đăng ký thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BTTTT thì mẫu đơn đăng ký thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu đơn đăng ký thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện mới nhất hiện nay tại đây
Hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện gồm những tài liệu nào?
Những tài liệu trong hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định tại Điều 8 Thông tư 12/2012/TT-BTTTT như sau:
Hồ sơ thi tuyển
Hồ sơ thi tuyển gồm các tài liệu sau:
1. Đơn đăng ký thi tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư;
3. Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
4. Đề án khai thác, sử dụng băng tần, kênh tần số;
5. Bản cam kết;
6. Tài liệu chứng minh đáp ứng yêu cầu tối thiểu;
7. Tài liệu khác theo yêu cầu của Hồ sơ mời thi tuyển.
Theo quy định trên, hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện gồm những tài liệu sau:
+ Đơn đăng ký thi tuyển.
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư.
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đề án khai thác, sử dụng băng tần, kênh tần số.
+ Bản cam kết.
+ Tài liệu chứng minh đáp ứng yêu cầu tối thiểu.
+ Tài liệu khác theo yêu cầu của Hồ sơ mời thi tuyển.
Việc mở hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định thế nào?
Hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được mở theo quy định tại Điều 11 Thông tư 12/2012/TT-BTTTT như sau:
Mở Hồ sơ thi tuyển
1. Hội đồng thi tuyển tổ chức mở Hồ sơ thi tuyển theo thời gian và địa điểm ghi tại thông báo mời thi tuyển.
2. Các doanh nghiệp tham gia thi tuyển cử đại diện đến tham dự mở Hồ sơ thi tuyển. Việc mở Hồ sơ thi tuyển được thực hiện đúng theo thời gian quy định, không phụ thuộc vào việc có mặt hay vắng mặt của các đại diện doanh nghiệp tham gia thi tuyển.
3. Trình tự mở Hồ sơ thi tuyển được thực hiện như sau:
a) Thông báo thành phần tham dự;
b) Thông báo số lượng Hồ sơ thi tuyển và tên các doanh nghiệp tham gia thi tuyển;
c) Kiểm tra niêm phong của Hồ sơ thi tuyển;
d) Mở lần lượt các bộ Hồ sơ và ghi vào biên bản mở Hồ sơ thi tuyển các thông tin về: tên doanh nghiệp; số lượng bộ hồ sơ gốc, bộ sao và bộ CD ROM;
đ) Thông qua biên bản mở Hồ sơ thi tuyển;
e) Đại diện của từng doanh nghiệp và Hội đồng thi tuyển ký xác nhận vào biên bản mở Hồ sơ thi tuyển. Bản sao của biên bản mở Hồ sơ thi tuyển được gửi cho tất cả các doanh nghiệp nộp Hồ sơ thi tuyển;
g) Sau khi mở Hồ sơ thi tuyển, Hội đồng thi tuyển ký xác nhận vào bản gốc của tất cả các Hồ sơ thi tuyển và niêm phong bản gốc. Trên giấy niêm phong có chữ ký của một thành viên Hội đồng thi tuyển và đại diện của doanh nghiệp. Việc sơ tuyển, xét tuyển Hồ sơ thi tuyển được tiến hành dựa theo bản sao. Bản gốc của Hồ sơ thi tuyển được bảo quản và lưu trữ tại Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi kết quả thi tuyển được công bố.
Theo đó, việc mở hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện theo quy định tại Điều 11 nêu trên.
Việc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện có những chi phí nào?
Chi phí thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định tại Điều 6 Thông tư 12/2012/TT-BTTTT như sau:
Chi phí thi tuyển
1. Chi phí thi tuyển bao gồm:
a) Chi phí liên quan đến việc xây dựng Hồ sơ mời thi tuyển;
b) Chi phí cho hoạt động của Hội đồng thi tuyển, tổ giúp việc cho Hội đồng thi tuyển (nếu có);
c) Chi phí cho việc thuê chuyên gia hoặc mời tư vấn (nếu có).
2. Chi phí thi tuyển được lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Cục Tần số vô tuyến điện theo dự toán được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt và được thanh toán theo quy định hiện hành.
3. Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ thi tuyển thuộc trách nhiệm của Doanh nghiệp tham gia thi tuyển.
Như vậy, chi phí thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện gồm:
+ Chi phí liên quan đến việc xây dựng Hồ sơ mời thi tuyển.
+ Chi phí cho hoạt động của Hội đồng thi tuyển, tổ giúp việc cho Hội đồng thi tuyển (nếu có).
+ Chi phí cho việc thuê chuyên gia hoặc mời tư vấn (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?